Con Chậm Nói Liệu Có Kém Thông Minh?

Lượt xem: 62 lượt Danh mục: Trẻ chậm nói

Con chậm nói liệu có kém thông minh? Câu trả lời còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chúng ta không thể vội vàng kết luận con chậm nói có liên quan đến IQ hay không. Đăng Minh sẽ phân tích để bố mẹ nắm bắt hơn về vấn đề này.

Con-cham-noi.jpg

I. Xác định con chậm nói bằng cách nào?

Ngoài một số biểu hiện đặc trưng, phụ huynh hoàn toàn có thể dựa vào tốc độ phá triển ngôn ngữ của con để có những đánh giá ban đầu về một đứa trẻ có chậm nói hay không. Sau đây là các mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ để bố mẹ có cái nhìn và so sánh với mốc phát triển của con mình.

– 1 đến 3 tháng tuổi: Ngôn ngữ của con chính là tiếng khóc, con biết nhìn bố mẹ để khóc khi có nhu cầu cá nhân nào đó, hoặc khi con cảm thấy khó chịu

– 4 đến 6 tháng tuổi: Dấu hiệu ngôn ngữ bắt đầu rõ ràng hơn, thể hiện rõ ở những tiếng cười giòn dã khi con cảm thấy hứng thú, vui vẻ. Đôi khi bố mẹ còn để ý thấy con biết thở dài hoặc tạo ra những âm thanh ê a đầy thú vị

– 6 đến 9 tháng tuổi: Đây là lúc con có thể bắt đầu bắt chước người lớn nói chuyện, dù chưa phát âm được từ, nhưng sự nỗ lực ê a khi giao tiếp với bố mẹ chính là tín hiệu mừng của sự tập nói sắp tới.

– Đến 12 tháng tuổi: Con có thể nói được những từ đơn cơ bản như “bố, mẹ, ông, bà, yêu…”

– 18 đến 24 tháng tuổi: Lúc này con có khả năng nói được từ ghép, ghép từ và vốn từ cũng tăng lên nhiều so với mốc 12 tháng tuổi. Mẹ biết không, lúc này kho từ vựng của con có thể lên tới 50 từ đấy.

– 2 đến 3 tuổi: Việc ghép 1 câu có 4 – 5 từ với con không còn quá khó khăn. Bằng nhận thức về những sự vật, đồ vật của mình, con có thể chủ động sử dụng những từ liên quan đến chúng

3 đến 5 tuổi: Đây là lúc con có thể giao tiếp và tương tác nhiều hơn nhờ vào việc đã nói được những câu phức tạp và dài hơn

Tuy rằng mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển khác nhau, nhưng để đánh giá chúng ta cũng cần dựa vào các mốc tiêu chuẩn, nếu con bỏ xa các mức tiêu chuẩn quá nhiều thì bố mẹ cần chú ý thêm các biểu hiện chậm nói ở trẻ nhé.

Con chậm nói tuy không thể quyết định con có thông minh hay không, nhưng đó cũng có thể là biểu hiện tiềm ẩn của nhiều hội chứng như tự kỷ, tăng động, chậm phát triển, bởi vậy bố mẹ cần theo dõi sát sao để sớm cùng con khắc phục và vượt khó.

II. Con chậm nói – khi nào bố mẹ cần “hành động”?

Khả năng ngôn ngữ của con có thể được tác động từ trong bụng mẹ, việc con được thường xuyên nghe bố mẹ trò chuyện cũng là một lợi thế của việc phát triển ngôn ngữ sau này. Về cơ bản, con chậm nói thông thường không đáng lo ngại, nhưng dấu hiệu này kéo dài và ngày càng trầm trọng thì đó là lúc bố mẹ cần “hành động”.

Con-cham-noi-2.jpg

Một số nguyên nhân gây chậm nói ở trẻ nhỏ mà bố mẹ nhất định phải can thiệp ngay:

– Các dị tật ở miệng: đây là một trong những nguyên nhân gây chậm nói không hiếm gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên rất ít bố mẹ nghĩ đây là tác nhân trực tiếp gây cho con chứng chậm nói. Một số dị tật ở miệng có thể ảnh hưởng đến khả năng nói của con: dính thắng lưỡi, cứng khớp lưỡi, hở hàm ếch, sứt môi,…

– Suy giảm thính lực: Nếu gặp phải các vấn đề về suy giảm thính lực, khả năng nghe bị hạn chế khiến con không thể nhận biết được ngôn ngữ giao tiếp. Từ đó không có vốn từ, cũng không có phản ứng khi được gọi tên

– Tự kỷ: Chậm nói có thể là một trong những dấu hiệu đặc trưng của hội chứng tự kỷ, dấu hiệu này đi kèm với việc con tương tác mắt kém, thích chơi một mình, đi nhón gót, hay có nhiều hành động vô nghĩa lặp đi lặp lại
Lúc này, hành động của bố mẹ là đưa ngay con đến các cơ sở y tế, trung tâm chuyên biệt để được chẩn đoán tình hình và tìm ra cách trị liệu phù hợp nhất.

III. Các dấu hiệu nhận biết sớm trẻ chậm nói thông minh

Tuy không thể khẳng định chắc chắn, nhưng một vài đánh giá từ chuyên gia cho thấy không ít những đứa trẻ chậm nói khá sáng dạ và thông minh, dựa trên 7 dấu hiệu sau:

1. Khả năng ghi nhớ tốt
Con tỏ ra khá nhanh nhạy trong việc ghi nhớ một dãy số hoặc một sự việc, người vừa tiếp xúc. Đôi khi bố mẹ có thể đánh giá khả năng này của con như là một thần đồng. Với những người mới gặp qua lần đầu, con dễ nhớ mặt và nhận ra ở các lần gặp mặt tiếp theo

2. Kỹ năng phân tích vượt trội
Con chậm nói nhưng lại có kỹ năng phân tích vượt trội. Việc gặp khó khăn trong diễn giải không hề làm khó con tự mày mò những điều thú vị liên quan đến khoa học, kỹ thuật, đời sống. Thậm chí, những đứa trẻ chậm nói thông minh còn có khả năng giải toán sớm từ khi 2 tuổi, đặc biệt là những bài toán về logic.

Con-cham-noi-1.png

3. Có năng khiếu sớm
Bởi khả năng nói hạn chế, con không thể bày tỏ cho bố mẹ biết mình có năng khiếu gì. Tuy nhiên, chỉ cần qua một vài lần tiếp xúc hoặc nhắc đến của bố mẹ, năng khiếu này sớm được thể hiện bằng sự hứng thú, tinh tường của con. Một số năng khiếu sớm thường gặp ở trẻ thông minh nhưng chậm nói: cảm thụ âm nhạc, hội họa, thiên văn, …

4. Khả năng hòa nhập hạn chế
Thật không khó hiểu khi một đứa trẻ chậm nói có trí tuệ tốt lại khó hòa nhập với xã hội. Do khả năng giao tiếp giới hạn gây nên những khó khăn nhất định.

5. Quyết tâm
Con tỏ ra quyết tâm khi thực hiện những điều mình thích, thậm chí tỏ ra tiêu cực nếu đam mê bị ngăn cản.

6. Đặc điểm giới tính
Thông thường, trẻ chậm nói thông minh đa số là trẻ em trai (chiếm đến 85%)

7. Đặc điểm gia đình bất thường
Một đứa trẻ thông minh một phần do tố chất gia đình, sự uyên bác bất thường của bố mẹ có thể là gen trội con được thừa hưởng.
Tóm lại, con chậm nói có thông minh hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chúc bố mẹ và các con luôn khỏe mạnh, vui tươi.


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo