Trẻ Bị Giảm Chú Ý Có Khỏi Không?

Lượt xem: 30 lượt Danh mục: Trẻ tăng động

Trẻ bị giảm chú ý có khỏi không? Câu trả lời là có. Con hoàn toàn có thể tái hòa nhập và phát triển một cách bình thường đến 98% so với bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như vậy, sự quan tâm, can thiệp sớm và đúng cách của bố mẹ cần đặt lên hàng đầu.

Tre-bi-giam-chu-y-co-khoi-khong.jpg

I. Trẻ giảm chú ý chữa khỏi bằng cách nào?

Như đã nói ở phía trên, trẻ bị giảm chú ý có thể chữa khỏi, tuy nhiên chữa khỏi bằng cách nào, bố mẹ đã biết? Để có thể chữa khỏi triệu chứng giảm chú ý ở trẻ nhỏ, cần có sự thống nhất và kết hợp ăn ý, khoa học từ các chuyên gia, bác sĩ với bố mẹ và nhà trường. Thậm chí, các giáo viên trị liệu tại nhà hoặc tại trung tâm cũng góp phần không nhỏ trong quá trình trị liệu trẻ giảm chú ý.
Để các triệu chứng này giảm dần không hề đơn giản, mà cần đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn bố mẹ nhé!

1.Các phương pháp trị liệu

– Tâm lý trị liệu: Bố mẹ biết không, liệu pháp tâm lý trị liệu chính là một trong những phương cách giáo dục trẻ giảm chú ý quan trọng và xuyên suốt quá trình phục hồi của trẻ đó nhé. Thực hiện tốt các biện pháp tâm lý trị liệu đem lại hiệu quả tích cực về tương tác và giao tiếp, con sẽ cởi mở và hòa đồng hơn, từ đó tiếp nhận được nhiều thứ hay ho từ cuộc sống hơn. Các mối quan hệ của con cũng từ đó mà cải thiện, hành vi tăng động hay giảm chú ý của con được điều chỉnh dần dần một cách tự nhiên hơn.

* Một vài biện pháp thường được phụ huynh, chuyên gia áp dụng trong phương pháp tâm lý trị liệu này như sau:

+ Phân công công việc cho con để con có thể tham gia làm việc nhà một cách bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình. Nhờ đó, con cũng tập trung phải làm hết phần việc được giao hơn, giúp con nâng cao sự tập trung và trách nhiệm

+ Thiết lập những quy tắc cơ bản khi sinh hoạt, đi chơi, đi học,… để con luôn phải ghi nhớ và thực hành đúng quy tắc, hạn chế được sự xao nhãng ở trẻ giảm chú ý

+ Xây dựng thói quen làm việc có kế hoạch

+ Cùng con trò chuyện, lắng nghe những ước mơ và tìm ra thế mạnh giúp con phát huy, thay vì cứ mất tập trung làm những việc không có mục tiêu

+ Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi ngoài trời tập thể, trò chơi tư duy, logic

+ Rèn luyện thể thao thường xuyên

+ Đừng quên những biện pháp khen thưởng, khích lệ hoặc hình phạt phù hợp

+ Tuyệt đối không trách hay đánh mắng con

Trẻ bị giảm chú ý có khỏi không còn phụ thuộc rất nhiều vào các phương thức trị liệu, bố mẹ cần nghiên cứu kỹ và kiên trì áp dụng để sớm đạt hiệu quả giáo dục trọn vẹn nhất.

– Liệu pháp hành vi: Trẻ giảm chú ý có biểu hiện tăng động đi kèm, vì vậy liệu pháp hành vi cũng sẽ giúp con cải thiện và điều chỉnh rất nhiều về các mức độ hành vi của mình. Những hành vi tăng động giảm chú ý ở trẻ thường khó kiểm soát, trẻ có xu hướng hoạt động không ngừng nghỉ. Bởi vậy bố mẹ áp dụng các liệu pháp hành vi theo hướng dẫn của giáo viên chuyên biệt, chuyên gia bác sĩ,… một cách có chiến lược, nhằm đem lại sự kiểm soát tốt hơn về hành vi, cải thiện kết quả học tập và các mối quan hệ.Các liệu pháp hành vi góp phần không nhỏ trong việc trả lời cho câu hỏi trẻ bị giảm chú ý có khỏi không, không những thế nó còn đem lại lợi ích lâu dài về sự phát triển của con.

Tre-bi-giam-chu-y-co-khoi-khong-2.jpg

– Điều trị bằng thuốc: Một số trẻ có dấu hiệu giảm chú ý hoặc tăng động giảm chú ý trầm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến học tập, phát triển có thể sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, bên cạnh trị liệu bằng thuốc, cần kết hợp thêm các phương pháp trị liệu khác để đạt kết quả mong đợi.
Các loại thuốc trị hội chứng này có thể đem lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe của con, bố mẹ tuyệt đối chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ thôi nhé.

2. Sự hỗ trợ của bố mẹ

Trên tất cả, chỉ những biện pháp trị liệu thôi chưa đủ, để hiệu quả trị liệu được tốt nhất, sự hỗ trợ kiên trì của bố mẹ sẽ giúp con sớm lấy lại được sự tập trung của mình. Phụ huynh có thể hỗ trợ con bằng những việc làm đơn giản sau:
– Tạo môi trường sống lành mạnh, yêu thương và bình đẳng
– Hạn chế con khỏi những thiết bị thông minh như điện thoại, laptop, TV, thay vào đó là các trò chơi và sách truyện bổ ích
– Khen thưởng và kỷ luật kịp thời
– Tôn trọng và luôn giảng giải cho con những điều đúng, sai
– Xây dựng thực đơn với chế độ ăn uống đa dạng, đủ chất

II. Hậu quả nếu không can thiệp sớm cho trẻ giảm chú ý

Trẻ bị giảm chú ý có khỏi không, việc can thiệp sớm cũng vô cùng hữu ích cho câu trả lời “Có”. Nếu trẻ không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ dẫn đến một số hậu quả khôn lường như:
– Mức độ giảm chú ý trầm trọng và gặp nhiều khó khăn khi trị liệu
– Ảnh hưởng đến các mối quan hệ và khả năng học tập của con
– Hạn chế việc con được tiếp thu những kiến thức bổ ích mới mẻ
– Làm giảm các kỹ năng sống và kỹ năng mềm, khiến con gặp những khó khăn nhất định trong cuộc sống và tự ti.

Tre-bi-giam-chu-y-co-khoi-khong-1.jpg

Vậy là Đăng Minh đã giải đáp xong thắc mắc “Trẻ bị giảm chú ý có khỏi không?”. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc phân vân liệu con mình có đang mắc phải hội chứng giảm chú ý, hoặc tăng động giảm chú ý, bố mẹ liên hệ trung tâm can thiệp Đăng Minh qua hotline 097.948.1988 để được tư vấn, hỗ trợ hoàn toàn miễn phí. Nếu con không may có những triệu chứng này, đừng quá lo lắng và bối rối, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực giáo dục trẻ đặc biệt, chúng tôi sẽ có những kế hoạch đào tạo phù hợp và hiệu quả với từng trẻ.


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo