Bố mẹ thường nghe: trẻ tăng động thường có nhiều hành vi bồng bột, hiếu động thái quá, sự tập trung kém dẫn đến nhiều trường hợp khả năng nói của con bị hạn chế. Nhưng có những bí mật về trẻ tăng động chậm nói có thể bố mẹ chưa biết, thử khám phá xem mình hiểu con được bao nhiêu nhé!
I. Nguyên nhân khiến trẻ tăng động chậm nói
1. Não bộ thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thông tin. Việc trẻ tăng động khó có thể tập trung quan sát vấn đề, khiến cho khả năng học hỏi cũng bị hạn chế, làm vốn từ nghèo nàn, con khó diễn đạt ý nghĩ của mình, dẫn đến chậm nói là chuyện dễ hiểu
Chất dẫn truyền thần kinh rất quan trọng với khả năng nói của trẻ
2. Sinh thiếu tháng, thiếu oxy lúc sinh: Trẻ tăng động sinh thiếu tháng hoặc lúc chào đời thiếu oxy có khả năng khiến não bộ phát triển không toàn diện, khiếm khuyết các chức năng dẫn truyền, tác động lên khả năng phát âm.
3. Do di truyền: Gia đình có bố, mẹ hoặc anh chị em cùng huyết thống từng mắc hội chứng này kèm chậm nói cũng có khả năng di truyền đến đời sau
4. Rối loạn tâm thần: Những rối loạn về tâm thần, cảm giác hoảng loạn, lo âu hoặc áp lực trong giao tiếp, học hành cũng khiến trẻ tăng động chậm nói hơn các bạn bè khác.
5. Có vấn đề về vòm miệng: Vòm miệng con có tật, hoặc có vấn đề về dây thắng lưỡi, lưỡi dài, lưỡi ngắn… làm việc phát âm của trẻ bị ảnh hưởng. Các từ được phát âm không tròn vành rõ chữ, tạo hiệu ứng âm thanh kỳ lạ, dễ bị bạn bè trêu chọc , cũng là một yếu tố khiến con chậm nói
6. Khả năng nghe không tốt: Con chậm nói cũng có thể là do khả năng nghe của con đang gặp phải nhiều vấn đề, suy giảm thính lực là một ví dụ điển hình thường thấy ở trẻ chậm nói nói chung, trẻ tăng động bị chậm nói nói riêng.
7. Thường xuyên dùng điện thoại, xem ti vi: Điện thoại, tivi cũng là một trong những tác nhân lớn gây ra hội chứng tăng động giảm chú ý. Bên cạnh đó, đối tượng trẻ có thói quen này cũng khó khăn trong giao tiếp, bởi con không có nhu cầu tìm hiểu thế giới bên ngoài, không có nhu cầu giao tiếp với mọi người xung quanh, vốn từ vựng kém và tư duy câu chữ cũng hạn chế
II. Những bí mật về trẻ tăng động chậm nói ít ai biết
1. Rất khó để phân biệt giữa trẻ tăng động chậm nói và trẻ chậm nói thông thường: Bởi các dấu hiệu chậm nói ở trẻ tương tự nhau. Bên cạnh đó, trẻ tăng động và hiếu động cũng có những biểu hiện na ná, cho nên thật khó để phân biệt một đứa trẻ chậm nói nhưng hiếu động với một đứa trẻ tăng động chậm nói.
Khi thấy bất kì biểu hiện nào “khả nghi” kéo dài, bố mẹ nên cho con đến các trung tâm can thiệp, bệnh viện đầu ngành để được kiểm tra và có biện pháp điều trị chính xác.
2. Trẻ tăng động và chậm nói dễ nổi giận: Con rất thích hoạt động mà vốn từ ít, không thể diễn tả những gì mình mong muốn, suy nghĩ nên dễ dẫn đến sự giận dữ thái quá khi người khác không thể hiểu mình. Con khó tìm được tiếng nói chung với bạn bè đồng trang lứa
Trẻ tăng động, chậm nói dễ nổi giận
3. Con cần bổ sung vitamin & khoáng chất đầy đủ cho sự phát triển cả hình thể lẫn não bộ, bù đắp những khiếm khuyết của hệ thần kinh như:Các vitamin nhóm B, Gaba, kẽm, sắt, đạm, omega-3….
4. Sự quan tâm của bố mẹ: khiến thay đổi đáng kể tình trạng tăng động, cũng như kích thích khả năng nói của con. Sau ngày làm việc bận rộn, đừng ngại bỏ ra thời gian mỗi tối để cùng con nói chuyện, sẻ chia, cùng con chơi những trò chơi gắn kết, kích thích tư duy và ngôn ngữ
5. Giáo dục hành vi là phương pháp quan trọng nhất trong đào tạo trẻ tăng động chậm nói: Hành vi thay đổi giúp con hạn chế được những biểu hiện tăng động, con bình tĩnh tiếp nhận những điều mới mẻ của cuộc sống, từ đó tăng vốn từ vựng và khả năng diễn đạt.
6. Trẻ thường thiếu hụt kỹ năng sống: Do quá mải mê hiếu động, và ngôn ngữ không có để giao tiếp, nên kỹ năng sống của đối tượng trẻ này thường bị thiếu hụt trầm trọng. Kỹ năng sống được hình thành qua quá trình sống, bản thân trẻ tự thu lượm và do hướng dẫn của bố mẹ. Việc ham vận động không ngừng nghỉ, khiến con mất đi các kỹ năng sống tự thân xây dựng nên.
7. Dễ có những cảm xúc tiêu cực: Con dễ có những cảm xúc tiêu cực, cực đoan do thiếu lòng tin vào cuộc sống bởi những trải nghiệm “gò bó” của mình. Thế giới của con thu nhỏ lại vừa bằng 1 góc nhỏ, nơi chứa đựng những hoạt động của riêng mình
8. Con tự ti: Con luôn nghĩ mình có thể thiệt thòi hơn người khác, do con tăng động hơn mọi người, con nói được ít hơn mọi người, con khó hòa nhập vì không có một sợi dây nào để giao tiếp. Điều này khiến trẻ càng thêm tự ti
Rất nhiều bí mật về trẻ tăng động chậm nói đã được bật mí, qua đây hi vọng bố mẹ sẽ hiểu thêm về hội chứng này. Giảm thiểu các biểu hiện tăng động và chậm nói không hề khó, điều quan trọng nhất vẫn là sự đồng hành của bố mẹ! Sự kiên nhẫn và yêu thương của bố mẹ chính là “liều thuốc” vàng trong giáo dục đối tượng trẻ này!