Rối Loạn Phổ Tự Kỷ: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Lượt xem: 128 lượt Danh mục: Tin tức

Ở Mỹ, cứ 59 trẻ em được sinh ra thì có 1 trẻ mắc tự kỷ, ở Việt Nam chưa có con số thống kê nhưng hội chứng này có xu hướng tăng nhanh. Việc phát hiện sớm và có hướng điều trị đúng đắn cho những rối loạn phổ tự kỷ đem tới cơ hội hòa nhập cuộc sống cho trẻ.

I.Hiểu Đúng Nhất Về Rối Loạn Phổ Tự Kỷ

Đặc điểm của trẻ rối loạn phổ tự kỷ là sự phát triển không bình thường ở các mặt như: Giao tiếp, ít quan tâm, chú ý hay bị lơ đễnh, lặp lại một hành động không có chủ đích ….Người ta còn gọi rối loạn phổ tự kỷ với các tên gọi khác như:

  • Hội chứng Asperger: Đây là một dạng tự kỷ thể nhẹ với biểu hiện như ngôn ngữ tốt nhưng khi giao tiếp với mọi người xung quanh lại gặp khó khăn. Thậm chí, trẻ có sự thích thú, hào hứng cùng một số hành động khác thường.
  • Tự kỷ: Đây là hội chứng trẻ khó để giao tiếp, quan tâm, bày tỏ cảm xúc với người khác. Những hành vi bất thường cùng sự kích ứng quá mức chỉ với một âm thanh lạ, một chuyển động nhỏ của đồ vật. Trẻ không quan tâm tới mọi thứ xung quanh cùng nhiều hành động lặ đi lặp lại.
  • Rối loạn bât hòa thời nhỏ: Trẻ vẫn phát triển bình thường cho tới giai đoạn từ 3 tới 4 tuổi thì bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của chứng tự kỷ.
Rối loạn phổ tự kỷ đang có xu hướng tăng lên rõ rệt

II. Nguyên Nhân Rối Loạn Phổ Tự Kỷ

Việc chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ cần quan tâm tới nguyên nhân để có biện pháp can thiệp đúng đắn nhất. Thế nhưng, cho tới nay, nguyên nhân cụ thể vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Có khá nhiều bằng chứng cho thấy sự kết hợp giữa môi trường và gen gây ra các vấn đề tự kỷ. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các dạng rối loạn phổ tự kỷ như: Đa thai, sinh non, bố mẹ nhiều tuổi hay mẹ gặp các vấn đề trầm cảm, ô nhiễm môi trường khi mang thai ….

III. Các Triệu Chứng Rối Loạn Phổ Tự Kỷ

Các mức độ rối loạn phổ tự kỷ cùng các biểu hiện là khác nhau ở mỗi trẻ, không có trẻ nào giống trẻ nào.

1.Gặp khó khăn trong giao tiếp

Thông qua các bài test trẻ tự kỷ cho thấy, những vấn đề trong giao tiếp của trẻ phổ tự kỷ rất đa dạng. Có trẻ hoàn toàn không nói, một vài trẻ nói được nhưng không giao tiếp, số khác lại chỉ ê a …Thậm chí nhiều trẻ tới 9 tuổi vẫn không nói, chỉ ngồi im bặt. Trẻ nhận thức rất kém và khó hiểu những giao tiếp phi ngôn ngữ bằng nụ cười, ánh mắt. Nếu trẻ nói chuyện sẽ dùng cách rất khác thường, đôi khi nó là sự la hét, bực tức để thể hiện cảm xúc ….

2. Kỹ năng xã hội

Những kỹ năng như chào hỏi, ôm, quan tâm …sẽ rất hạn chế và thậm chí không thể thực hiện được với các trẻ mắc hội chứng phổ tự kỷ. Trẻ có thể chỉ khóc khi muốn bày tỏ cảm xúc.

3. Sự Lặp lại của các hành vi

Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ thường gắn bó với một đồ vật

Vỗ tay hoặc móc các ngón tay vào nhau liên tục, lặp đi lặp lại không ngừng nghỉ hay đi nhón chân một cách rất sâu đậm khiến trẻ không thể từ bỏ ngay cả khi bạn dùng mọi cách ngăn cấm. Trẻ có thể làm ngơ khi ai đó gọi tên nhưng lại phản ứng quá mức như la hét khi có một tiếng ô tô.

4. Những vấn đề khác

Trẻ có thể gặp các vấn đề như không nhận biết được nguy hiểm, không thấy đau, tự cào cấu bản thân tới khi tạo nên các vết thương. Khó làm quen với môi trường mới, không quan tâm tới các bạn vui chơi ….

IV. Ảnh Hưởng Của Rối Loạn Phổ Tự Kỷ

Có thể khẳng định, ảnh hưởng của rối loạn phổ tự kỷ đến sự phát triển của trẻ là rất lớn. Nó khiến trẻ không thể vui chơi, theo học các lớp công lập. Phụ thuộc một phần hoặc toàn bộ tới cha mẹ, người chăm sóc. Trẻ rất có thể rơi vào nguy hiểm và cần người theo dõi 24/7. Từ đó, trẻ trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

V. Phổ Tự Kỷ Có Chữa Được Không?

Rối loạn phổ tự kỷ có thể chữa được. Theo các chuyên gia của WHO: Không có thuốc điều trị cho chứng rối loạn phổ tự kỷ. Cách tốt nhất là can thiệp, hỗ trợ về nhận thức, giao tiếp và sức khỏe nhằm giúp trẻ có thể biểu đạt cảm xúc, mong muốn. Can thiệp sớm tại các trung tâm dạy trẻ tự kỷ còn giúp trẻ luyện tập các kỹ năng tự phục vụ bản thân, nhận biết những nguy hiểm để không dựa vào người xung quanh.

Trường chuyên biệt Đăng Minh – Trung tâm can thiệp sớm uy tín số 1 hiện nay là nơi tiếp nhận, can thiệp và phục hồi chức năng cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ. Tại đây, cha mẹ được tư vấn để lựa chọn hình thức can thiệp phù hợp với trẻ theo mức độ và độ tuổi. Với hình thức học tại trung tâm trẻ được can thiệp chuyên sâu theo giờ và có thời gian can thiệp giao tiếp với các bạn nhỏ khác. Can thiệp tại nhà sẽ có khung giờ giáo viên dạy trẻ tự kỷ tới trực tiếp cùng với cha mẹ hỗ trợ, dạy bảo, uốn nắn trẻ.

Giáo viên can thiệp sẽ giúp trẻ luyện tập các kỹ năng xã hội, tự phục vụ bản thân

Tới các trung tâm can thiệp sớm là cách tốt nhất giúp trẻ sớm cải thiện tình trạng hiện tại. Thế nhưng, hơn ai hết, các bậc cha mẹ cần quan tâm và dành nhiều thời gian cho trẻ, lắng nghe những thay đổi và nhận biết những bất thường ở các giai đoạn để kịp thời khắc phục. Một lần nữa, cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi!


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo