Bên cạnh việc đưa trẻ tới các trung tâm giáo dục chuyên biệt thì các bậc cha mẹ, người chăm sóc cần thực hiện các can thiệp trẻ tự kỷ tại nhà nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Giúp con sớm hòa nhập cuộc sống.
I.Can Thiệp Trẻ Tự Kỷ Tại Nhà Là Gì?
Can thiệp trẻ tự kỷ là một quá trình sử dụng các bài vật lý trị liệu, luyện tập, tạo dựng thói quen mới, can thiệp và các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết …..Kết hợp với sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc nhằm giúp trẻ giảm bớt các hành vi hiện tại, cải thiện chức năng và hình thành kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
Quy trình can thiệp trẻ tự kỷ cần được thực hiện tích cực tại các trường chuyên biệt và ngay ở chính ngôi nhà của trẻ. Điều này giúp thời lượng can thiệp và hiệu quả cao hơn. Các bậc phụ huynh, người chăm sóc cần tập huấn, học hỏi, thực hành các phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ ngay tại nhà. Kết hợp với các thời lượng can thiệp chuyên sâu tại trung tâm.
II. Cách Thức Can Thiệp Trẻ Tự Kỷ Tại Nhà Cha Mẹ Cần Nắm Rõ
1.Sử dụng thuốc hỗ trợ
Tự kỷ không phải là bệnh lý, bởi vậy nó cũng không có thuốc điều trị. Tự kỷ là hội chứng do các rối loạn hệ thần kinh gây nên, để có được lộ trình can thiệp tốt nhất cho trẻ thì việc sử dụng thuốc hỗ trợ là điều không thể thiếu.
Các loại thuốc được chỉ định sử dụng cho trẻ trẻ tự kỷ dưới hoặc trên 12 tháng như: Thuốc mất ngủ, động kinh, loạn thần, trầm cảm …..Các loại thuốc giúp trẻ trở về trạng thái cân bằng, kiểm soát hành động quá mức …từ đó giúp việc dạy bảo, uốn nắn dễ dàng hơn.
Các bác sĩ chuyên khoa thần kinh cũng khuyến cáo, việc sử dụng thuốc trong hỗ trợ can thiệp trẻ tự kỷ tại nhà cần được thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
2. Can thiệp bằng chế độ ăn khoa học
Việc lập kế hoạch can thiệp cho trẻ tự kỷ là vô cùng cần thiết, trong đó, một chế độ ăn khoa học cũng đảm nhận vị trí quan trọng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn có ảnh hưởng tới kết quả can thiệp. Có thể ví dụ như nếu trẻ thiếu một số loại vitamin sẽ dẫn tới các các triệu chứng tự kỷ ….
3. Can thiệp bằng giáo dục hành vi
Những hành vi của trẻ tự kỷ thường lặp lại, không có ý nghĩa, không tương tác xã hội hoặc làm ảnh hưởng xấu tới trẻ và người xung quanh. Giáo dục hành vi vao gồm xóa bỏ hoặc hạn chế hành vi xấu, xây dựng các hành vi tốt, có lợi. Quá trình can thiệp này được thực hiện chủ đạo do các giáo viên dạy trẻ tự kỷ. Thế nhưng, các bậc phụ huynh cần hỗ trợ trẻ tại nhà bằng việc dạy trẻ các kỹ năng cơ bản, thực hành chúng nhiều lần.
4. Trị liệu về mặt ngôn ngữ
Giao tiếp chính là khiếm khuyết, rào cản khiến trẻ mắc hội chứng tự kỷ không thể đi học và hòa nhập cuộc sống. Cha mẹ, người thân cần dạy, luyện kỹ năng giao tiếp đặc biệt với những trẻ tự kỷ chậm nói. Giao tiếp bằng lời nói, cử chỉ, hành động, hình vẽ …bất kể hình thức nào miễn sao trẻ có thể biểu đạt mong muốn cho người khác. Trị liệu ngôn ngữ có thể thực hiện tại nhà, công viên, siêu thị ….với các cách thức riêng.
5. Kích thích hay can thiệp vào các giác quan
Cách dạy trẻ rối loạn phổ tự kỷ đặc biệt quan trọng với việc can thiệp tới các giác quan. Trẻ có thể kích quá mức nhưng cũng có thể trơ với một loại tiếng động, hành vi của ai đó. Giúp trẻ dần quen và không bị kích ứng trước một tiếng động hay có phản ứng khi được gọi tên, ra hiệu là việc cần làm. Cha mẹ cũng có thể sử dụng cách thức như: Đi cầu thăng bằng, vui chơi, ngồi đu ….khiến trẻ buộc phải sử dụng nhiều kỹ năng để kiểm soát cơ thể.
6. Dạy trẻ cách vui chơi
Những đứa trẻ tự kỷ thành công nhờ có một phương pháp can thiệp đúng cách và dạy trẻ vui chơi cũng là một hoạt động không thể thiếu. Trẻ tự kỷ có xu hướng co mình, không thích vui chơi với bạn bè và tất nhiên chúng thiếu đi các kỹ năng để hòa nhập. Đưa trẻ tới các khu vui chơi, cùng trẻ khám phá những cuộc chơi mới nhưng hãy để trẻ cảm thấy an tâm khi luôn có bạn kề bên.
III. Những Lưu Ý Khi Can Thiệp Trẻ Tự Kỷ Tại Nhà
- Kiên trì và không bỏ cuộc: Bởi con đường giúp cho những hành vi của trẻ tự kỷ bị hạn chế và xóa bỏ đi không chỉ khó mà còn đòi hỏi nhiều thời gian. Bạn cần ý chí, sự kiên trì, nhẫn nại.
- Cho trẻ thêm thời gian: Hãy để trẻ có thêm thời gian để tiếp nhận, thích ứng và làm quen với những thay đổi. Chính bạn và trẻ cần có thêm thời gian để hiểu nhau hơn.
- Tránh ánh sáng và những âm thanh nhân tạo: Trẻ tự kỷ nhạy cảm với các loại âm thanh cùng ánh sáng nhân tạo như: Ánh sáng nhấp nháy của đèn, tiếng còi xe ….hãy đảm bảo bạn đã hạn chế được các yếu tố này trong suốt quá trình can thiệp cho trẻ.
- Tạo một không gian an toàn: Nhận thức kém khiến trẻ dễ rơi vào các mối nguy hiểm, đặc biệt khi ở nhà và không ở 24/7 tại các trung tâm dạy trẻ tự kỷ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn cần đảm bảo và tạo cho trẻ không gian thoải mái, an toàn. Nếu có thể hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ mọi người thân, hàng xóm…
Bởi mỗi trẻ là một cá thể khác nhau, một tư duy, một cách thức phản ứng không hề giống nhau. Hãy lắng nghe trẻ để có cách can thiệp phù hợp nhất. Một lần nữa, cảm ơn quý phụ huynh đã đón đọc.