Những dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 1 tuổi cần được các bậc phụ huynh, người chăm sóc nhận biết để có biện pháp can thiệp sớm nhằm giúp trẻ quay trở lại quỹ đạo phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác.
I.Dấu Hiệu Trẻ Tự Kỷ Dưới 1 Tuổi
1.Ít cười bất thường
Từ 2 tháng trở đi, trẻ đã có thể phản xạ bằng cách cười, mếu máo …với những tác động từ mọi người xung quanh. Tới giai đoạn 9 đến 12 tháng trẻ có thể cười giòn tan cùng những xúc cảm vui vẻ theo điệu bộ và nét mặt. Nếu bạn thấy rằng con yêu của mình ít cười hơn bạn bè thì bạn cần lưu ý và theo dõi thêm các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 1 tuổi mà chúng tôi nếu ra dưới đây.
2. Chậm nói
Đa phần, trẻ tự kỷ sẽ kèm theo các hội chứng như chậm nói, nói ngọng, rối loạn ngôn ngữ ….Thế nhưng, ở giai đoạn dưới 12 tháng trẻ chưa biết nói, cha mẹ cần dựa vào khả năng bập bẹ, ê a của trẻ. Nếu chúng không ê a không bập bẹ theo các phản xạ tự nhiên thì rất có thể trẻ đang rơi vào tình trạng tự kỷ.
3. Ít bắt chước hành động của mọi người
Một trong những dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng là ít hoặc không thể làm theo hành động của mọi người. Trẻ thờ ơ hoặc không thể diễn tả lại chúng ngay cả khi đã 11 12 tháng. Ngay khi nhận ra những khác thường này, phụ huynh cần đưa trẻ tới các trung tâm y tế, trường chuyên biệt để khám và chẩn đoán tình trạng.
4. Mắt không linh hoạt
Cha mẹ và người chăm sóc có thể dựa vào sự hoạt động của đôi mắt để nhận biết những bất thường ở trẻ. Nếu ánh mắt, hoạt động của mắt bé dường như đang thiếu tập trung, hạn chế linh động khi giao tiếp thì rất có thể là dấu hiệu sớm của chứng tự kỷ mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
5. Gọi tên không phản ứng
Chỉ vài tháng sau sinh trẻ có thể phản ứng lại khi được gọi tên, nếu trong giai đoạn từ 0 đến 12 tháng bé không hoặc rất ít phản ứng lại khi có ai gọi tên thì chắc chắn bé đang gặp các vấn đề về thính lực hoặc dấu hiệu sớm của chứng tự kỷ. Trẻ cần được tới các cơ sở y tế thăm khám chuyên sâu.
6. Giao tiếp bằng cử chỉ kém
Những điệu bộ, cử chỉ được hoàn thiện và tần suất lớn trong giai đoạn từ 8 tháng trở đi. Vẫy tay, xoay người … được bé thực hiện ngày càng nhiều lên nhưng nếu bạn không nhận thấy những cử chỉ đó thì trẻ rất có nguy cơ mắc chứng tự kỷ.
7. Gần như không tạo ra sự chú ý
Đừng thấy đứa con yêu của bạn hiền, ngoan chỉ chơi một mình là an toàn. Các nghiên cứu chuyên sâu khẳng định, một đứa trẻ phát triển bình thường sẽ gây ra những chú ý bằng hành động, tiếng cười …..
II. Trẻ Tự Kỷ Có Thể Chữa Khỏi Không?
Theo ThS. BS Quách Thúy Minh – Nguyên trưởng khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương : “Trẻ mắc hội chứng tự kỷ nhẹ ở giai đoạn dưới 2 tuổi nếu được can thiệp sớm thì cơ hội phát triển bình thường lên tới 80%, tỉ lệ sẽ giảm xuống 50% nếu sau 2 tuổi. Điều đó có nghĩa hội chứng tự kỷ hoàn toàn có thể chữa khỏi.
Tự kỷ không phải là bệnh lý, nó là một hội chứng do những rối loạn hệ thần kinh gây ra. Nếu được phát hiện sớm và có phương pháp can thiệp đúng đắn trẻ có thể sớm bớt lệ thuộc vào người xung quanh hay thậm chí sống cuộc sống như bao người.
III. Cần Làm Gì Khi Con Mắc Hội Chứng Tự Kỷ?
Ngay khi phát hiện những dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 1 tuổi, cha mẹ cần bình tĩnh, không hoang mang, lo sợ hay tự ti, xấu hổ. Việc cần làm là:
1.Học và nắm rõ tất cả về hội chứng tự kỷ
Việc nắm rõ kiến thức về hội chứng tự kỷ giúp cha mẹ, người chăm sóc hiểu và thấu cảm cho những hành động của trẻ. Phòng tránh những nguy hiểm, tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đặc biệt, việc giáo dục trẻ tự kỷ tại nhà rất cần sự hiểu biết về hội chứng.
2. Đưa trẻ tới các trung tâm dạy trẻ tự kỷ
Cần khẳng định rằng, các trường, trung tâm dạy trẻ tự kỷ là môi trường thích hợp và cần thiết cho trẻ để giúp chúng an toàn và có cơ hội tái hòa nhập cuộc sống. Tại đây, trẻ được hiểu và cảm thông cho những khó khăn của bản thân, trẻ được tiếp cận với các giáo viên có chuyên môn, những thiết bị chuyên dụng nhằm tác động tới các kỹ năng nghe, nói, đọc viết. Những bài tập can thiệp sớm giúp trẻ xóa bỏ các hành vi sai lệch, hình thành thói quen cần thiết. Hơn tất cả, các lớp dạy trẻ tự kỷ có đủ giáo án chuyên sâu để can thiệp và giúp trẻ sớm quay lại cuộc sống bình thường.
3. Luôn kiên trì với các bài tập tại nhà
Ngoài việc tới các trung tâm can thiệp sớm, cha mẹ và người chăm sóc cần kiên trì thực hiện các phương pháp dạy trẻ tự kỷ tại nhà. Trẻ tự kỷ cần được can thiệp liên tục mới sớm có khả năng hồi phục.
4. Khuyến khích khi trẻ làm đúng
Luôn khen ngợi, khuyến khích trẻ mỗi khi trẻ làm đúng giúp nhận thức và sự tự tin ở trẻ tăng lên. Như đã biết, ở trẻ tự kỷ sự thiếu tự tin là điều nghiêm trọng kèm theo cảm giác lo lắng, bứt rứt.
5. Tạo vùng an toàn trong chính ngôi nhà bạn
Giữa trẻ và các thành viên trong gia đình sẽ tồn tại một rào cản, sự không thấu hiểu, sợ hãi hay chính sự thiếu nhận thức khiến trẻ gặp những nguy hiểm. Hãy cố gắng tạo ra khoảng an toàn trong sức khỏe và tình cảm với mọi người. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh, bạn bè, hàng xóm ….
Hành trình tìm lại quỹ đạo của trẻ tự kỷ không chỉ dài mà còn nhiều khó khăn. Hãy tự tin, kiên nhẫn bởi bạn chính là con đường, là hy vọng của trẻ. Một lần nữa, cảm ơn quý phụ huynh đã đọc bài viết này!