Tại Sao Trẻ Tự Kỷ Đi Nhón Chân Và Cách Khắc Phục

Lượt xem: 2 lượt Danh mục: Tin tức

Đi nhón chân có thể gây ra những tổn thương đến cơ thể và hệ thần kinh, cho tới nay, câu hỏi tại sao trẻ tự kỷ đi nhón chân và hậu quả cũng như cách khắc phục hiện trạng này vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng nhất.

I.Tại Sao Trẻ Tự Kỷ Đi Nhón Chân?

Theo các chuyên gia nghiên cứu Tật Học và tâm lý trẻ em đặc biệt thì trẻ đi nhón gót chân là biểu hiện của nhiều rối loạn trong cơ thể như:

  1. Rối loạn xử lý giác quan: Bứt rứt, khó chịu hay lo lắng, sợ hãi là những trạng thái cảm xúc của trẻ khi mắc hội chứng tự kỷ. Đôi khi sự lo lắng bị đẩy lên cao khiến trẻ cảm thấy việc đi bằng cả bàn chân không an toàn, nhón gót chân lên đem lại cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn.
  2. Rối loạn tiền đình: Tiền đình vốn là cơ quan  đảm nhiệm chức năng giữ cân bằng não bộ và toàn bộ cơ thể. Thế nhưng, các nghiên cứu lâm sàng cho thấy dấu hiệu trẻ tự kỷ trên 24 tháng là những rối loạn hoạt động tiền đình. Khi cơ quan này gặp các vấn đề trẻ sẽ có xu hướng kéo cơ thể về phía trước, để giữ thăng bằng cho cơ thể trẻ buộc phải đi bằng mu bàn chân.
  3. Trương lực cơ yếu: Lúc này, toàn bộ trọng lực cơ thể bị dồn về trước do trương lực cơ bị yếu khiến trẻ tự kỷ đi nhón chân.
  4. Cơ bắp chân nhảy cảm quá mức: Tại cơ bắp chân – Cơ quan quản nhận chức năng hoạt động của chân cũng thường xảy ra sự nhảy cảm quá mức. Khi đi bằng cả bàn chân khiến trẻ có cảm giác khó khăn, đơ đứng. Nhón gót chân lên khiến trẻ giảm bớt và thấy thoải mái.
Trẻ đi nhón gót chân có thể do sự lo lắng của bản thân

II. Trẻ Tự Kỷ Đi Nhón Chân Gây Ra Hậu Quả Gì?

  • Gây thương tích từ nhẹ tới nặng: Tại sao trẻ tự kỷ đi nhón chân đã được lý giải ở mục I của bài viết và thực tế là tình trạng này khiến trẻ thường bị té, ngã đặc biệt khi leo cầu thang. Những thương tích sẽ tăng lên và thậm chí ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, tính mạng của trẻ.
  • Gây tổn thương não bộ: Trẻ tự kỷ đi nhón chân khiến các dây thần kinh trên mu bàn chân hoạt động quá mức và không theo bình thường. Nó tác động và làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh.
  • Làm biến dạng cấu trúc bàn chân: Việc đi nhón chân trong thời gian dài gây ảnh hưởng và làm biến dạng cấu trúc bàn chân. Xương và dây thần kinh bị xô lệch vị trí gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực.
Trẻ đi nhón chân có thể gây ra các tổn thương cho cơ thể do ngã

III. Cách Khắc Phục Trẻ Tự Kỷ Đi Nhón Chân

Những trẻ chậm nói đi nhón chân có rất nhiều khả năng đã mắc chứng tự kỷ. Thế nhưng, nếu quá 2 tuổi tình trạng này không mất đi thì trẻ rất cần có các phương pháp hỗ trợ, can thiệp sớm.

  •       Cho trẻ đeo giày: Việc đi giày giúp khiến trẻ khó đi bằng mu bàn chân, đặc biệt, các loại giày nặng để khiến trẻ khó kiễng gót chân lên.
  •       Can thiệp bằng vật lý trị liệu: Đó là việc sử dụng các bài tập nhón gót chân kết hợp với xoa bóp, bấm huyệt.
  •       Bó, nẹp chân: Khi những can thiệp vật lý trị liệu không đem lại hiệu quả, cha mẹ, người chăm sóc cần thực hiện việc bó, nẹp chân nhằm khiến trẻ không thể đi nhón chân lên.
  •       Phẫu thuật kéo dài gân gót chân: Đối với những trẻ hơn 5 tuổi vẫn không xóa bỏ được tình trạng đi nhón chân sẽ được tiến hành phẫu thuật kéo dài gân gót chân. Điều này giúp trẻ có thể vận động đi lại dễ dàng hơn.

IV. Khi Nào Cần Đưa Trẻ Đi Khám?

Đưa trẻ tới các trung tâm can thiệp sớm nhằm tiếp cận với các phương pháp tốt nhất

Đi nhón chân có thể là biểu hiện của chứng tự kỷ nhưng cũng có thể là do một rối loạn của cơ thể ở những trẻ bình thường. Vậy nên nếu trẻ đi nhón chân kèm theo các biểu hiện như: Chậm nói, sợ sệt, thiếu tập trung, hay lo lắng, lặp lại các hành động nhiều lần …thì cần đưa trẻ tới các cơ quan y tế để khám và có biện pháp khắc phục sớm nhất.

Đối với những trẻ trên 2 tuổi rất cần những biện pháp can thiệp chuyên sâu tạo các trung tâm dạy trẻ tự kỷ. Với các giáo viên có chuyên môn Tật Học cùng các phương pháp được nghiên cứu kỹ lưỡng, những thiết bị hỗ trợ vận động an toàn mới có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng.

V. Cha Mẹ Cần Làm Gì Khi Trẻ Đi Nhón Gót Chân

Đưa trẻ tới các cơ sở y tế để khám hay các trường chuyên biệt dành riêng cho nhóm trẻ tự kỷ được coi là biện pháp tốt nhất mà các ông bố, bà mẹ nên làm và cần làm. Thế nhưng, bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần tham khảo và thực hiện các biện pháp can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ ngay tại nhà nhằm giúp trẻ có nhiều thời gian can thiệp và đem lại hiệu quả cao nhất.

Rất cảm ơn quý phụ huynh đã đón đọc bài viết!


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo