Trẻ Tự Kỷ Đi Nhón Chân: Nguyên Nhân Và Giải Pháp

Lượt xem: 5 lượt Danh mục: Tin tức

Ngoài những biểu hiện như: Chậm nói, rối loạn ngôn ngữ …thì đi nhón chân là biểu hiện thường thấy nhưng lại ít được các gia đình chú ý khiến hội chứng nặng dần. Dưới đây sẽ là những phân tích về nguyên nhân và giải pháp khi trẻ tự kỷ đi nhón chân mà các bậc phụ huynh cần thực sự lưu ý.

I.Nguyên Nhân Khiến Trẻ Tự Kỷ Đi Nhón Chân

Xu hướng đi nhón gót chân lên ở trẻ tự kỷ được các chuyên gia lý giải như sau:

  • Cơ bắp chân quá nhạy cảm: Một thực tế cho thấy, trẻ mắc hội chứng tự kỷ thường rất nhạy cảm hoặc nhạy cảm quá mức. Đi bằng cả bàn chân đôi khi khiến trẻ thấy như không được an toàn hoặc bị cứng. Nhón chân lên đi bằng mũi bàn chân khiến trẻ giảm đi cảm giác này.
  • Những rối loạn trong xử lý giác quan: Một trong số những nguyên nhân chính cho câu hỏi tại sao trẻ tự kỷ đi nhón chân đó là bởi trẻ luôn trong trạng thái lo âu, mất kiên nhẫn, bứt rứt và thiếu bình tĩnh hay luôn sợ hãi các sự vật, hiện tượng xung quanh một cách thái quá. Đi nhón gót lên đem lại cảm giác an toàn hơn.
  • Rối loạn tiền đình: Các nghiên cứu chuyên sâu cho thấy, rất nhiều trẻ tự kỷ mắc các hội chứng rối loạn tiền đình. Tiền đình là bộ phận, trung tâm xử lý cảm giác để đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Khi tiền đình rối loạn trẻ sẽ tự dồn cơ thể về phía trước, để giữ thăng bằng cho cơ thể trẻ phải đi nhón chân lên.
  • Trương lực cơ yếu: Đa phần trẻ tự kỷ có sức khỏe không được tốt đặc biệt là trương lực cơ yếu. Điều này khiến trẻ đi nhón chân.
Trẻ tự kỷ đi nhón chân có thể do sự sợ hãi, bứt rứt của tinh thần

Đi nhón chân là biểu hiện giúp các ông bố, bà mẹ có thể phân biệt dễ hơn hai hội chứng là chậm nói và tự kỷ. Thế nhưng, nó cũng có thể là biểu hiện của một vài vấn đề khác như: Sinh non, bại não ….Để đảm bảo an toàn cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa để khám khi có các biểu hiện kể trên.

II. Trẻ Tự Kỷ Đi Nhón Chân Gây Ra Hậu Quả Gì?

Tuy không nguy hiểm cho tính mạng nhưng bé đi nhón chân có thể gây ra những hậu quả như:

  • Đi nhón chân khiến trẻ rất dễ té, ngã đăc biệt khi leo cầu thang
  • Trọng lực cơ thể dồn lên mũi chân khiến cơ xương phát triển không đồng đều, gót chân và mắt cá yếu gây ảnh hưởng tới cột sống và các cơ quan khác.
  • Trẻ khó giữ thăng bằng nên thường xuyên bị ngã, khí vui chơi với các bạn bè.
Đi nhón chân khiến trẻ giữ thăng bàn kém, hay ngã

III. Các Cải Thiện Khi Trẻ Đi Nhón Chân

Trẻ tự kỷ đi nhón chân thực chất là vấn đề đáng lo ngại và cần khắc phục càng sớm càng tốt. Ngoài việc hướng dẫn và ngăn cản hành vi đi nhón chân, cha mẹ cũng cần tham khảo để thực hiện các biện pháp hỗ trợ trẻ. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn cần áp dụng các biện pháp.

  1. Kích thích đi bằng cả bàn chân: Sử dụng các bài tập, trò chơi cần dùng cả bàn chân nhằm giữ được thăng bằng cơ thể. Bên cạnh đó, theo dõi quá trình chơi nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ khi chúng chưa thể sử dụng thành thạo cả bàn chân.
  2. Đeo giày, dép thường xuyên: Khi sử dụng giày, dép đặc biệt các loại có đế nặng khiến trẻ khó đi nhón chân lên.
  3. Các bài tập đi nhón chân bằng vật lý trị liệu được các bác sĩ chỉ định sẽ là cách tốt nhất hạn chế và xóa bỏ tình trạng nhón chân ở trẻ tự kỷ. Thậm chí, các dụng cụ như nẹp chân, bó bột cũng sẽ được thực hiện nếu tình trạng này chưa được xóa bỏ.
  4. Đưa trẻ tới các trung tâm can thiệp sớm: Can thiệp trẻ tự kỷ từ sớm tại các trường chuyên biệt là cách hiệu quả, an toàn nhất nhằm giúp xóa bỏ các hành vi nguy hiểm và sớm đưa trẻ trở lại quỹ đạo phát triển. Tại các trường dạy trẻ tự kỷ có đủ các thiết bị hỗ trợ, các giáo viên có nghiệp vụ, kiến thức và kỹ năng trao đổi với trẻ để lắng nghe những khó khăn, can thiệp tới những hành vi, ngôn ngữ của trẻ. Giáo dục trẻ tự kỷ được thực hiện theo đúng nhận thức, đúng khả năng để trẻ không bị hoảng loạn, sợ hãi quá mức.
Sử dụng các biệt pháp can thiệp chuyên sâu nhằm giúp trẻ hạn chế và xóa bỏ tình trạng đi nhón chân

Từ 0 đến 3 tuổi là GIAI ĐOẠN VÀNG để can thiệp, giáo dục cho trẻ đặc biệt với những trẻ tự kỷ đi nhón chân. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ cần luôn theo sát các mốc phát triển để nhận ra những khác biệt, bất thường ở trẻ để đưa trẻ thăm khám và tìm ra biện pháp can thiệp đúng đắn nhất.

Trường chuyên biệt Đăng Minh – Ngôi nhà thứ 2 dành cho những trẻ mắc hội chứng tự kỷ, chậm nói, tăng động, chậm phát triển ….Tại đây, trẻ tự kỷ được phân theo độ tuổi, tình trạng để có giáo án can thiệp chuyên sâu nhất. Trẻ được học theo số giờ quy định với các giờ học 1 giáo viên kèm một học sinh và giờ học cộng đồng nhằm giúp trẻ nhận thức những kỹ năng sống cần thiết và khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh. Tại Đăng Minh trẻ được thấu hiểu những khó khăn, lắng nghe những mong muốn và chia sẻ tình thương. Nơi trở thành ngôi nhà thứ 2 giúp trẻ được sống, vui chơi an toàn.


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo