Làm Gì Khi Trẻ Chậm Nói? Những Điều Cha Mẹ Nên Biết

Lượt xem: 50 lượt Danh mục: Trẻ chậm nói

Chắc chắn là trẻ sẽ phải chịu thiệt thòi nhiều hơn rất nhiều trong sinh hoạt, trong học tập hay cuộc sống hàng ngày nếu như mắc phải tình trạng chậm nói. Vậy làm gì khi trẻ chậm nói? Cha mẹ cần sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời để giúp trẻ khắc phục tình trạng nhanh nhất, phát triển bình thường.

I. Cần làm gì khi trẻ chậm nói?

Có lẽ đây chính là vấn đề đang được nhiều cha mẹ quan tâm nhất, nếu trẻ chậm nói thông thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng nhưng nếu như do trẻ mắc một hội chứng bệnh lý nào đó như rối loạn phát triển thậm chí là tự kỷ thì lại là vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Khi thấy con có dấu hiệu chậm nói cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan mà hãy đưa trẻ đi thăm khám để tìm kiếm nguyên nhân chính xác nhất. Cụ thể làm gì khi trẻ chậm nói?

  1. Đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám

Hãy đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, tại đây trẻ sẽ được làm một bài test để đánh giá xem tình trạng của trẻ đang ở mức độ nào? Ví dụ như trẻ hiểu được những gì? Ngôn ngữ diễn đạt như thế nào? Trẻ có phản ứng lại bằng những cái lắc đầu, chỉ ngón tay… không? Phát âm của trẻ ra sao? Trẻ có vấn đề gì về tai, họng, vòm miệng… hay không?

Khi đã biết được nguyên nhân cụ thể trẻ chậm nói do đâu, nếu là do những khuyết điểm trên cơ thể thì cha mẹ lúc này chỉ cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, phác đồ điều trị đó là được. Còn nếu như vì tâm lý mà trẻ chậm nói thì hãy cải thiện các thức giao tiếp hàng ngày nói chuyện nhiều hơn với con nhé.

  1. Hàng ngày nên dạy trẻ nói chuyện

Nếu như trước đây cha mẹ không dành quá nhiều thời gian cho con thì đây chính là lúc để cha mẹ nói chuyện nhiều hơn với con, dạy con những điều mà trẻ đang gặp khó khăn. Nhất là thời điểm con đang tập nói, ban đầu không cần dạy trẻ những từ ngữ quá phức tạp mà hãy sử dụng những âm thanh đơn giản như ba, bà… lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ bắt chước, ngoài những hành động ra thì có thể sử dụng những đồ vật gần gũi để tăng khả năng nhận biết và mở rộng vốn từ của trẻ.

Đọc sách, truyện cho con cũng là một ý tưởng khá tuyệt vời, những quyển truyện với hình vẽ sinh động, nhiều màu sắc sẽ kích thích thị giác của trẻ khiến cho chúng chú ý nhiều hơn. Tuy nhiên khi đọc truyện cho bé có hình ảnh hoặc nói tên các đồ vật xung quanh thì cha mẹ cần đọc chuẩn xác, không được nói ngọng để trẻ ghi nhớ nói đúng.

Đừng vì thấy bản thân quá bận rộn với công việc, muốn con ngoan mà cho con xem tivi quá nhiều, điều này không tốt, hãy nói chuyện với con ngay cả khi cho con xem tivi thì cũng hãy cùng xem với con, đưa ra những bình luận nói về những nhân vật trên ti vi, hay cùng con nói chuyện về từng tình tiết diễn ra như thế nào?… Điều này sẽ giúp trẻ phản xạ được với ngôn ngữ.

  1. Kích thích nhu cầu giao tiếp của trẻ bằng cách cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn với bạn bè

Muốn trẻ tăng khả năng giao tiếp thì cha mẹ cần đưa trẻ đi học, đến công viên hay khu vui chơi… ở  đây có khá nhiều những bạn bè cùng trang lứa sẽ giúp cho trẻ giao tiếp tự nhiên, linh hoạt hơn, giúp trẻ dễ nói chuyện hơn.

Khi được đi học trẻ sẽ được tiếp xúc với nhiều bạn bè, những hoạt động cũng sẽ linh hoạt hơn, nhanh nhẹn và tự tin hơn, đây chính là cơ hội vàng để trẻ phát triển ngôn ngữ. Cha mẹ đừng cảm thấy khó khăn không biết làm gì khi trẻ chậm nói nhé, nhiều khi những hành động đơn giản nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho con đấy.

II. Đăng Minh – Địa chỉ đáng tin cậy cho con khi chậm nói

Đăng Minh được biết đến là một trung tâm gia sư có tiếng trên địa bàn Hà Nội, không những thế, với những trẻ chậm nói, mắc hội chứng tăng động hay tự kỷ thì đây cũng là một địa chỉ đáng tin cậy. Tại sao vậy? Bởi:

          Đăng Minh có đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, trình độ chuyên môn giỏi và hết lòng yêu thương trẻ em.

          Với mỗi trẻ đều có phương pháp học riêng phù hợp với nhận thức và tình trạng của trẻ.

Với những trẻ em mắc hội chứng chậm nói, tăng động… thì thực tế là không hề có một giáo trình cụ thể nào cả mà phải dựa vào tình trạng thực tế của trẻ cũng như đúc rút từ kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên rồi áp dụng lên từng trẻ. Có như thế mới giúp đem lại hiệu quả cao nhất và trẻ nhanh chóng cải thiện tình trạng.

Đã có không ít trẻ sau khi đến với Đăng Minh một thời gian đã có thể tự bật nói những từ đơn, giảm hành vi tăng động, có thêm nhiều kỹ năng cho bản thân.

Trên đây là một số chia sẻ giúp cha mẹ biết làm gì khi trẻ chậm nói, thật ra nhiều khi cũng không phải là quá khó chỉ cần cha mẹ phải hết sức kiên nhẫn, chịu khó và quyết tâm cùng con thì sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng, giúp cho bé yêu phát triển bình thường như bạn bè cùng trang lứa nhé.

 

 

 

 

 


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo