Rối Loạn Ngôn Ngữ Ở Trẻ và Cách Trị Liệu Hiệu Quả

Lượt xem: 459 lượt Danh mục: Phụ huynh nên biết

Rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giao tiếp, học tập của trẻ. Khiến trẻ trở nên tự ti và thua kém bạn bè cùng trang lứa, và rồi cơ hội của trẻ dần bị thu hẹp trong một xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi nhiều hơn ở mỗi con người. Thế nhưng, các chuyên gia y khoa hàng đầu trên thế giới đã khẳng định chỉ cần có những cách trị liệu khoa học, phù hợp thì chứng rối loạn lời nói có thể nhanh chóng được khắc phục. Giúp trẻ có khả năng giao tiếp như bao bạn bè.

I .Khái Niệm Chuẩn Xác Về Rối Loạn Ngôn Ngữ Ở Trẻ Em?

                    Rối loạn ngôn ngữ khiến trẻ tự tin và ngại giao tiếp với mọi người

Theo tổ chức y tế thế giới, rối loạn ngôn ngữ hay còn gọi là suy giảm ngôn ngữ là những rối loạn liên quan đến việc xử lý các thông tin ngôn ngữ. Trẻ gặp khó khăn trong việc nói ra những suy nghĩ đồng thời chậm hoặc kém để hiểu những gì người khác đang nói.

Chứng rối loạn ngôn ngữ có thể gặp phải ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy bệnh xảy ra ở 10 – 15% trẻ dưới 3 tuổi. Có nghĩa cứ 100 đứa trẻ sinh ra thì có từ 10 tới 15 trẻ mắc các hội chứng liên quan tới khả năng giao tiếp.

II. Nguyên Nhân Gây Ra Rối Loạn Ngôn Ngữ Ở Trẻ Em?

Đọc tới đây có lẽ bạn đã nóng lòng tìm kiếm thông tin về các phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ. Thế nhưng, mọi cách thức đều trở nên vô nghĩa nếu không tìm hiểu nguyên nhân gây ra. Vậy đâu là những lý do khiến trẻ mắc phải các rối loạn trong việc thể hiện ngôn ngữ?

  •       Tổn thương não do bẩm sinh, tai nạn
  •       Thính lực của trẻ gặp một vài vấn đề cũng có thể khiến khả năng ngôn ngữ gặp ảnh hưởng.
  •       Con gặp phải các vấn đề về miệng: sứt môi, hở hàm ếch, vòm miệng có khuyết tật ….
  •       Hội chứng Fragile X (FXS) – một rối loạn di truyền gây ra các khuyết tật về phát triển và trí tuệ ở trẻ nhỏ.
  •       Tự kỷ rối loạn ngôn ngữ được hiểu là ở những trẻ tự kỷ sẽ thường xảy ra hiện tượng suy giảm ngôn ngữ.
  •       Người mẹ khi mang thai tiếp xúc hay sống ở môi trường độc hại, hóa chất.
  •       Một chấn động tâm lý quá lớn cũng có thể khiến trẻ sợ hãi và ảnh hưởng tới khả năng ngôn ngữ.

III. Biểu Hiện Của Chứng Rối Loạn Ngôn Ngữ Ở Trẻ Em

  •       Con phát âm không rõ ràng đôi khi lại rất khó khăn khiến sự diễn đạt trở nên khó hiểu.
  •       Ít nói, chậm nói so với các trẻ còn độ tuổi.
  •       Con thường quên tên gọi các đồ vật, con vật xung quanh
  •       Trong vô thức con đảo âm như “mèo con” thì đọc thành “mòn ceo”…
  •       Con bị nói lắp, rất khó để diễn đạt một từ đơn.
  •       Khó hoặc không thể tập trung nghe người khác nói, đặc biệt trong môi trường có tiếng ồn như: Tiếng tivi, tiếng nhạc ….
  •       Phát âm của con không rõ ràng, tốc độ nhả chữ không đồng đều, khiến sự diễn đạt trở nên khó hiểu và khó kết nối với mọi người.
  •       Trẻ thậm chí không lắng nghe, ít tương tác khi được trò chuyện. Và con cũng không hợp tác khi được người lớn ra các yêu cầu đơn giản.
  •       Một vài trường hợp rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng lên khả năng viết của trẻ khiến trẻ thường viết sai, khó viết.

IV. Chuyên Gia Chia Sẻ Cách Trị Liệu Hiệu Quả Cho Trẻ Bị Rối Loạn Ngôn Ngữ

Rối loạn phát triển giao tiếp ảnh hưởng vô cùng lớn tới sinh hoạt, học tập và xa hơn và tương lai của trẻ. Nó có thể khiến trẻ không thể hòa nhập cộng đồng, không còn khả năng học tập và phải lệ thuộc vào cha mẹ, người thân. Các chuyên gia cho hay “cần phối hợp các biện pháp trị liệu khoa học mới mau chóng cải thiện được tình trạng”.

1 .Dành nhiều thời gian để trò chuyện, vui chơi cùng con

Trò chuyện nhằm tăng vốn từ vựng cho con, cải thiện rối loạn ngôn ngữ

Ở bất cứ trung tâm, trường lớp chuyên biệt cho trẻ bị rối loạn phát triển ngôn ngữ nào thì phương pháp được áp dụng đầu tiên là dành nhiều thời gian vui chơi và trò chuyện với trẻ. Vậy nên, là bậc làm cha mẹ bạn dễ dàng gần gũi với con nhất và từ đây hãy dành nhiều thời gian giúp đứa con bé bỏng của mình được giao tiếp nhiều nhất. Bạn có thể cùng con kể chuyện, chơi trò chơi, luyện đọc, học hát …..tất cả đều là liều thuốc tuyệt vời cho trẻ trong lúc này.

2. Hãy giúp trẻ vận động nhiều hơn

Vận động đem lại thể chất tốt và giúp trẻ tăng khả năng ngôn ngữ

Với tất cả các trẻ chậm nói, nói lắp, giao tiếp kém … thì một nhu cầu cần thiết nữa ngoài dinh dưỡng đó là vận động thể thao. Các nghiên cứu khoa học cho thấy vận động thể thao không chỉ tăng đề kháng mà còn giúp phát triển khả năng giao tiếp tốt nhất. Trong lúc vận động trẻ buộc phải cố gắng sử dụng ngôn ngũ để trao đổi. Và cứ như vậy, mọi thứ sẽ dần tốt lên bạn nhé.

3. Tìm tới các chuyên gia, giáo viên can thiệp hay trường lớn cho trẻ rối loạn ngôn ngữ

Nếu vẫn tiếp tục nhận thấy trẻ tiến bộ rất ít sau vài tháng đã áp dụng các biện pháp trị liệu thì lúc này bạn cần tới sự hướng dẫn của chuyên gia, can thiệp của giáo viên tại các trường chuyên biệt. Hơn ai hết họ là người có kỹ năng, có kinh nghiệm, có hiểu biết để có thể cải thiện tình trạng của bản thân. Đặc biệt, ở những trường chuyên biệt, nơi có đầy đủ giáo viên, giáo trình, thiết bị hỗ trợ ….những thứ thực sự cần thiết với trẻ ngay lúc này các bậc phụ huynh nhé.

Hãy khoan, nếu bạn vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn đang khá lúng túng và lo lắng bởi chợt nhận ra một vài dấu hiệu khác thường của con. Nhưng lại chưa thể nhận định đó là gì thì hãy liên hệ với Trung tâm can thiệp sớm Đăng Minh – là 1 trong những cơ sở giáo dục dành cho trẻ đặc biệt uy tín tại Hà Nội. Những chuyên gia đầu ngành ở đây sẽ cho bạn những tư vấn và hỗ trợ bạn tốt nhất. 097.948.1988 – Hotline luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn bạn.


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo