Trẻ chậm nói có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên cho dù là nguyên nhân gì, thì vấn đề dinh dưỡng vẫn luôn là tiền đề vững chắc. Chẳng thế mà các bố mẹ vẫn thường thắc mắc “ trẻ chậm nói nên bổ sung gì?”. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài dưới dây.
I. Trẻ Chậm Nói Nên Bổ Sung Những Dưỡng Chất Gì?
Phụ huynh luôn quan tâm đến việc trẻ chậm nói nên bổ sung gì? chế độ dinh dưỡng luôn góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển hình thể và tư duy của trẻ nhỏ, nhất là khi trẻ gặp những khiếm khuyết nào đó, dinh dưỡng cần được chú trọng hơn. Với trẻ chậm nói, mẹ có biết con đang thiếu những dưỡng chất gì?
Con chậm nói cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất
1. Các nguyên tố vi lượng
Sắt, I – ốt, kẽm là các nguyên tố vi lượng thiết yếu, chúng giúp cấu thành các enzyme hữu ích cho cơ thể, giúp con hoàn thiện não bộ, hệ xương để suy nghĩ, hoạt động linh hoạt, nhanh nhẹn. “Nạp” đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết cũng đồng nghĩa với việc các cơ quan thần kinh của trẻ phát triển toàn diện, kích thích trẻ nhanh biết nói
Cơ thế thiếu hụt những nguyên tố vi lượng thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, trẻ hay mệt mỏi và không năng động, tư duy ngôn ngữ cũng bị hạn chế hơn. Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng cho con từ nhỏ, người mẹ khi mang thai cũng cần bổ sung đầy đủ để con được hấp thụ, nuôi dưỡng từ khi còn là bào thai.
Các thực phẩm giàu vi lượng: gan heo, sữa, trứng, thịt bò, nấm, súp lơ, tôm, hến, đậu nành, hồng xiêm, ngũ cốc, phô mai, măng tây….
2. Omega – 3
Mẹ biết đấy, ngôn ngữ được hình thành từ não bộ, bởi vậy não bộ cần được nuôi dưỡng thì khả năng ngôn ngữ mới hình thành một cách nhanh chóng. Trẻ chậm nói, rất có thể do đang thiếu Omega -3.
Omega-3 là một dưỡng chất tuyệt vời cho trí tuệ và ngôn ngữ. Chúng ta có thể kể đến một vài loại thực phẩm dồi dào dưỡng chất này như: cá trích, cá hồi, yến mạch, bắp cải, hạt vừng đen, rong biển……
4. Protein
Protein giúp các cơ quan não bộ hoạt động tốt, chỉ huy toàn cơ thể vận động đúng năng suất. Không những ở trẻ em khác, mà trẻ bị chậm nói cũng cần được cung cấp protein đủ, để các hoạt động trong ngày diễn ra tích cực, kích thích con khám phá, tư duy, và thể hiện những gì con muốn qua lời nói
Một số thực phẩm giàu protein mẹ có thể tham khảo: phô mai, trứng, sữa, thịt bò, thịt gà, tôm, cua, thịt lợn,…
5. Vitamin A
Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mẹ khỏi các bệnh lý như mờ mắt, uốn ván, viêm tai…. tác động đến đề kháng và sức khỏe trẻ. Con bị viêm tai gây khó khăn trong việc nghe, nhận biết âm thanh, từ đó phản xạ chậm với những câu chuyện xung quanh, giảm thiểu phát triển ngôn ngữ
Hàm lượng vitamin A phù hợp cho con:
– Trẻ 0 – 6 tháng tuổi: 400 mcg/ngày
– Trẻ 7 – 12 tháng tuổi: 500 mcg/ngày
Nguồn thực phẩm giàu vitamin A
Mẹ nên bổ sung vitamin A cho trẻ chậm nói qua các thực phẩm: dầu cá, cà rốt, khoai lang, dầu hướng dương, ớt chuông, gan heo, bí ngô,….
6. Chất xơ
Cho dù là dưỡng chất nào, muốn được hấp thu tối đa nhất thì sự trao đổi chất trong cơ thể hài hòa luôn là tiền đề tốt. Chất xơ thường có từ rau củ quả sẽ hỗ trợ con tiêu hóa tốt, giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho việc phát triển kỹ năng nói một cách hoàn hảo nhất
Thực phẩm giàu chất xơ: táo, chuối, bánh mì, mì ống, việt quất, dâu tây, khoai lang, kiwi, rau chân vịt…
II. Gợi ý lên thực đơn dinh dưỡng cho trẻ chậm nói
Bố mẹ thường phát hiện con bị chậm nói khi con 12 tháng tuổi trở ra, nhưng không thể bặp bẹ 1 vài từ đơn căn bản như “bố, mẹ, ông, bà, ê, a….” , con không thể diễn tả những gì con muốn bằng lời nói. Vì vậy, trẻ trậm nói nên bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho việc phát triển thể chất và trí tuệ.
Lúc này bố mẹ hãy điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, đồng thời tìm hiểu các biện pháp hỗ trợ con.
Dưới đây là gợi ý một vài thực đơn phù hợp cho bé từ 12 tháng tuổi chậm nói, bố mẹ tham khảo nhé.
1. Bữa sáng
Các món ăn sáng chính giàu dinh dưỡng cho trẻ chậm nói mẹ có thể tham khảo:
– Cháo cá lóc
– Súp gà nấm + bánh bao
– Cháo thịt bò cà rốt
– Súp lươn
– Nui gà nấm
– Mì somen gà
– Bánh mì áp chảo, bánh mì sữa, bánh mì phô mai kèm sữa tươi
– Bánh chocolate chuối
Mẹ có thể kết hợp món chính cùng các loại hoa quả tráng miệng cho con như táo, nho, ….
2. Bữa trưa
Thực đơn 1:
– Cơm trắng
– Súp bò bằm bí đỏ
– Rong biển khô
– Kiwi
Thực đơn 2:
– Cháo gà hạt sen rau củ
– Bánh dinh dưỡng
– Xoài hoặc hồng xiêm
Thực đơn 3:
– Mỳ ý sốt tôm phô mai
– Rau chân vịt luộc
– Canh bắp cải thịt bằm
– Nước ép hoa quả
3. Bữa tối
Thực đơn 1:
– Cơm trắng
– Thịt kho nấm rơm
– Măng tây hấp
– Canh mồng tơi
– Dâu tây
Thực đơn 2:
– Cơm rắc rong biển
– Gan xào rau củ
– Cá hồi áp chảo
– Canh rau ngót
– Chuối
Thực đơn 3:
– Cơm rắc vừng đen
– Hến xào
– Canh chua thịt bằm
– Bắp cải luộc
– Quýt
Thực đơn chỉ mang tính chất tham khảo, dựa trên những nhu cầu thiết yếu về dinh dưỡng của trẻ chậm nói, hi vọng sẽ hữu ích cho bố mẹ.
Trẻ chậm nói ngoài việc cần bổ sung dưỡng chất đầy đủ, bố mẹ cũng cần theo dõi và có những biện pháp kích thích con như chăm chỉ nói chuyện, chia sẻ cùng con những câu chuyện, kể truyện cho con nghe, cùng con chơi các trò chơi tương tác kích thích sự tò mò….. Nếu con chậm nói quá lâu, cũng đừng chủ quan, hãy đưa con đến các cơ sở y tế, trung tâm chuyên ngành gần nhất để được kiểm tra nhé!