Chậm Nói Có Cần Châm Cứu Không? Giải Đáp Từ Các Chuyên Gia

Lượt xem: 36 lượt Danh mục: Trẻ chậm nói

Chậm nói có cần châm cứu không? Đây là câu hỏi của khá nhiều phụ huynh khi thấy con đang mắc những dấu hiệu của trẻ chậm nói, không có quá nhiều phản ứng với những tác động bên ngoài.

Thật ra, chậm nói xuất hiện do khá nhiều nguyên nhân khác nhau nên cách điều trị cũng khác nhau,  nếu thấy con có dấu hiệu chậm nói thì không nên quá lo lắng mà hãy đưa ngay con đến những cơ sở chuyên khoa y tế để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra và đưa ra lời khuyên chuẩn xác nhất nhé.

I. Chậm nói có cần châm cứu không?

Tại những mốc phát triển ngôn ngữ thông thường nếu thấy con mình phát triển chậm hơn thì rất có thể bé nhà bạn đang mắc phải tình trạng chậm nói. Với những trẻ sau 2 tuổi mà chưa nói được từ nào hoặc chỉ nói được 1 số ít từ đơn giản thì có thể coi là trẻ đang mắc chứng chậm nói.

Có khá nhiều cách điều trị khác nhau để khắc phục tình trạng này trong đó có châm cứu, massage bấm huyệt, nhưng cũng có khá nhiều cha mẹ vẫn thắc mắc liệu chậm nói có cần châm cứu không? Có xảy ra rủi ro gì hay không?

Nói về phương pháp châm cứu thì các chuyên gia sẽ sử dụng thủy châm hoặc điện châm kết hợp với đó là những liệu pháp bấm huyệt, xoa bóp hy vọng sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất. Theo các bác sĩ thì việc sử dụng châm cứu để kích hoạt các huyệt đạo sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình lưu thông máu lên não được tốt nhất, giúp cân bằng âm dương. Không những thế, việc làm này còn hỗ trợ tốt cho cơ để việc vận động được trơn tru, thoải mái nhất.

Đối với trẻ nhỏ, khi được châm cứu cũng sẽ hỗ trợ giảm triệu chứng mất ngủ, thiếu tập trung, giảm chú ý… đây là tín hiệu đáng mừng để giúp trẻ tăng khả năng phát triển ngôn ngữ, tập trung hơn vào lời nói, cử chỉ, hành động của người khác khi giao tiếp với mình.

Tuy nhiên, cha mẹ nên biết là việc điều trị chứng chậm nói bằng châm cứu sẽ mất một khoảng thời gian dài và cần sự kiên trì, nhẫn nại. Đồng thời nó cũng tiềm ẩn một số nguy hiểm nhất định cần hết sức để ý.

II. Sử dụng liệu pháp châm cứu tiềm ẩn nguy hiểm gì?

Hiện nay, phương pháp châm cứu đang được khá nhiều cha mẹ quan tâm nhưng thật ra là hiệu quả của phương pháp này vẫn chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh được cả. Nếu như sử dụng đúng phương pháp thì sẽ giúp mang lại hiệu quả khá cao cho việc điều trị tình trạng chậm nói ở trẻ, tuy nhiên nó cũng gây nên một số hệ lụy ảnh hưởng đến trẻ, có thể kể ra như:

  1. Tâm lý có thể bị ảnh hưởng

Đối với trẻ nhỏ thường rất sợ tiêm, sợ kim đâm vào người vì thế khi sử dụng châm cứu cần phải dùng kim chắc chắn sẽ khiến trẻ cảm thấy khiếp sợ. Trẻ còn quá nhỏ, chưa đủ hiểu biết để nhận định được hành động đó của người lớn là tốt cho mình, chúng chỉ nghĩ đơn giản kim đâm vào người là rất đau, có trẻ sẽ la hét và kháng cự lại, muốn trẻ nằm yên thì người lớn cần phải bắt ép.

Chính những hành động này đã ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ khiến cho trẻ bị ám ảnh, với những trẻ chậm nói lại càng dễ bị tổn thương hơn nữa. Chính vì thế, nếu không làm được “công tác tư tưởng” đả thông tâm lý cho trẻ ngay từ đầu thì cha mẹ cần phải cân nhắc kỹ xem chậm nói có cần châm cứu không nhé. Bởi nếu trẻ không hợp tác thì khó có thể đi đến cuối liệu trình điều trị được.

  1. Nguy cơ bác sĩ thực hiện có sai sót

Chúng ta nên biết, khi tiến hành châm cứu tức là sẽ sử dụng kim để đam lên các huyệt đạo.  Mà đây đều là những phần vô cùng quan trọng mà nếu như có sự sai sót nào thì sẽ đem lại hậu quả khá nghiêm trọng, nó không phải như vẽ một bức tranh hay làm một phép tính, nếu như sai thì chúng ta sẽ vẽ lại, làm lại mà việc sửa sai này vô cùng khó.

Nhất là đối với trẻ em, chúng lại không chịu ngồi yên một chỗ, đồng thời khi nhìn thấy kim trẻ lại cảm thấy sợ hãi và cỗ gắng dãy dụa không thôi nên sẽ gây nên khó khăn hơn cho bác sĩ. Dù là bác sĩ giỏi nhưng khi trẻ không ngồi yên việc châm cứu cũng không thể nói chuẩn xác 100% được mà vẫn sẽ tiềm ẩn một số nguy hiểm nhất định. Điều này cha mẹ cũng cần phải cân nhắc trước khi cho con sử dụng phương pháp này nhé.

Theo những chuyên gia của Đăng Minh thì chứng chậm nói hoàn toàn có thể can thiệp được nhé, đặc biệt gia đình luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Đừng nên quá ỉ lại vào những can thiệp mà hãy dành nhiều thời gian hơn để nói chuyện với con, để dạy thêm cho con về những kỹ năng, những giao tiếp hàng ngày nó sẽ giúp cho trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ hơn đấy.

Trên đây là những chia sẻ về chậm nói có cần châm cứu không? Châm cứu đem lại khá nhiều lợi ích nhưng cũng tồn tại những nguy hiểm nhất định, vì thế cha mẹ cần sáng suốt, cân nhắc khi lựa chọn phương pháp này cho con nhé.

 


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo