Trẻ Chậm Nói Dạy Thế Nào? Dấu Hiệu Và Một Vài Cách Dạy Hiệu Quả

Lượt xem: 38 lượt Danh mục: Trẻ chậm nói

Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói đang ngày càng ra tăng, điều này khiến cho cha mẹ vô cùng lo lắng. Chắc hẳn khi con mình có dấu hiệu chậm nói cha mẹ sẽ bối rối bởi lúc này không biết cần phải làm gì? Trẻ chậm nói dạy thế nào? Để hỗ trợ cho con.

Thật ra, dù trẻ có chậm nói đi chăng nữa thì trẻ vẫn phát triển toàn diện, khỏe mạnh nên cha mẹ không cần quá áp lực về vấn đề này. Hiện tại, có khá nhiều cách dạy trẻ chậm nói khác nhau và tất nhiên là mỗi cách sẽ có hiệu quả khác nhau nhưng nếu như cha mẹ không tìm được phương pháp dạy đúng, phù hợp với con thì hiệu quả mang lại sẽ rất thấp.

I. Trẻ chậm nói có những biểu hiện như thế nào?

Thường thì những bé được 3 đến 4 tháng tuổi sẽ bắt đầu biết hóng chuyện, biết cười hay gây ra một số tiếng động nhất định nhưng nếu như trẻ gây ra quá ít ồn ào hay không cười nhiều khi được hỏi chuyện. Khi lớn hơn một chút cha mẹ sẽ thấy trẻ không có phản ứng quá nhiều với tiếng cười nói, tiếng ồn hay làm trò từ người lớn, thậm chí có trẻ còn không tương tác lại với bố mẹ.

Trẻ lớn hơn một chút thường sẽ bắt đầu khám phá đồ chơi hay những đồ dùng xung quanh nhưng với trẻ chậm nói thì lại thiếu đi sự tò mò này, chúng không hay nói và cũng không sử dụng ngôn ngữ cơ thể để nói chuyện.

Khi trẻ ở độ tuổi từ 12 đến 24 tháng tuổi thì không thấy có biểu hiện bò, những vật dụng hàng ngày cũng không sử dụng được, trẻ không thể lặp lại được những lời nói của người lớn ngay cả những từ ngữ cơ bản nhất.

Thậm chí khi trẻ đã được 3 đến 5 tuổi đi nữa cũng gặp khó khăn trong việc nói chuyện, cảm xúc có phần không ổn định ngay cả kỹ năng vận động cũng kém hơn so với bạn bè khác.

Nếu cha mẹ phát hiện ra trong từng giai đoạn của con mà xuất hiện một số biểu hiện như trên thì rất có thể bé yêu nhà bạn đang mắc phải tình trạng chậm nói, lúc này cần tìm ra phương hướng giải quyết để giúp cho trẻ phát triển toàn diện nhất.

II. Trẻ chậm nói dạy như thế nào?

Như đã nói ở trên, có khá nhiều cách dạy trẻ chậm nói khác nhau nhưng với mỗi trẻ sẽ có những cách dạy khác nhau phù hợp vào thể trạng, tính cách và mức độ biểu hiện của trẻ. Vậy trẻ chậm nói dạy thế nào? Về cơ bản thì cha mẹ nên để ý đến một số cách dưới đây.

  1. Nói chuyện nhiều hơn với trẻ

Đừng nghĩ là trẻ không có phản ứng lại, không nói chuyện thì bố mẹ không nói chuyện với trẻ nữa nhé, mà lúc này chúng ta càng phải nói nhiều hơn, nói thường xuyên hơn. Đây chính là cách để giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ, có thêm nhiều vốn từ cần thiết sau này.

Không phải chỉ nói chuyện với trẻ khi ở nhà mà bất kỳ thời điểm nào, thời gian nào cũng có thể nói được, khi cho trẻ ăn, khi thay tã bỉm, khi cho trẻ ra ngoài chơi… hãy sử dụng những từ ngữ thông dụng hàng ngày như thế sẽ giúp trẻ có thêm nhiều từ ngữ hơn.

  1. Hình ảnh trực quan sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn

Khi cha mẹ sử dụng hình ảnh, hay làm bất kỳ việc gì đó thì hãy miêu tả lại nó bằng những từ ngữ đơn giản nhất nhé, hãy sử dụng từ ngữ ngắn gọn một hoặc 2 từ mà thôi, điều này vừa giúp bé ghi nhớ hình ảnh vào não lại nhớ được từ vựng, biết thêm được cách phát âm nữa đấy.

  1. Tuyệt đối không bắt chước ngôn ngữ của trẻ

Bé sé phát âm không được chuẩn xác khi chậm nói, vì thế cha mẹ phải biết cách trẻ chậm nói dạy thế nào? Sửa đổi lại những từ mà trẻ phát âm sai chứ không phải bắt chước lại từ ngữ mà trẻ vừa mới nói ra đâu nhé. Nếu cha mẹ nói lại bé sẽ hiểu lầm là bé đã nói đúng rồi và cứ như thế lặp lại vào lần sau. Hãy nhớ khi dạy trẻ chúng ta cần phải kiên nhẫn, không được quá hấp tấp, vội vàng, bởi mức độ tiến bộ của mỗi trẻ là khác nhau có trẻ nhanh nhưng cũng có trẻ khá chậm.

  1. Đừng để bé ở trong nhà quá nhiều hãy cho trẻ ra ngoài để tiếp xúc với nhiều người

Với những em bé chậm nói thì cho dù không giao tiếp nhiều với người xung quanh, trẻ không có phản ứng nhiều thì cha mẹ vẫn nên cho trẻ đi ra ngoài để tiếp xúc với nhiều người nhé. Nhất là khi trẻ được tiếp xúc với bạn bè cùng lứa tuổi với cách riêng của mình các bé sẽ biết cách để trao đổi thông tin với nhau. Đây chính là cách hoàn hảo để giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp.

  1. Ti vi hay điện thoại nên hạn chế đến mức tối đa

Việc tương tác một chiều khi trẻ xem ti vi hay điện thoại chỉ khiến cho tình trạng chậm nói của trẻ càng trở nên nghiêm trọng hơn mà thôi. Thay vì cho trẻ xem cha mẹ nên dành nhiều thời gian để tương tác và nói chuyện với trẻ nhé.

Với nội dung trên đây hy vọng cha mẹ đã hiểu hơn trẻ chậm nói dạy thế nào? Cũng như các dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói. Hãy quan tâm nhiều hơn đến con để con có thể phát triển khỏe mạnh, bình thường như bạn bè nhé.

 

 


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo