Giải Đáp Thắc Mắc: Chậm Nói Có Di Truyền Không?

Lượt xem: 373 lượt Danh mục: Trẻ chậm nói

Nếu trẻ không chịu nói, không có phản ứng khi được gọi, được hỏi chuyện hay trẻ không biết nói… khi đã qua 2 tuổi thì cha mẹ cần phải đặc biệt lưu ý, rất có thể trẻ đã mắc phải một hội chứng nào đó hoặc đơn giản là trẻ đang bị chậm nói. Tình trạng này đang diễn ra khá nhiều và cũng có không ít cha mẹ thắc mắc liệu chậm nói có di truyền không?

Thật ra, khi trẻ chậm nói có khá nhiều nguyên nhân khác nhau tuy nhiên vấn đề di truyền cũng đang được nghiên cứu khá nhiều bởi gen cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Để hiểu hơn về vấn đề này hãy cùng đi tìm hiểu ở nội dung dưới đây nhé.

I. Chậm nói có di truyền không?

Theo các nhà nghiên cứu thì mức độ rối loạn ngôn ngữ ở trẻ khác nhau có liên quan đến những gen khác nhau, và họ đã đưa ra cả giả thuyết liên quan đến gen di truyền cũng như môi trường sống tác động đến gen,  rất có thể nó cũng chính là nguyên nhân khiến cho trẻ chậm nói. Không những thế, với những gia đình có tiền sử người trong nhà khó khăn trong việc viết, đọc thì đây sẽ là yếu tố nguy cơ chủ yếu dẫn đến tình trạng này ở trẻ.

Mat-Tap-Trung-Chu-Y-Co-Phai-Tu-Ky-Khong-1

Chính vì thế nếu như được hỏi chậm nói có di truyền không? Thì cũng có thể trả lời đây cũng là một nguyên nhân có thể sẽ gây nên tình trạng này, cha mẹ cần phải để ý đến những biểu hiện của con ngay từ khi còn nhỏ vì nếu để con lớn hơn thì khả năng phát triển ngôn ngữ sẽ trẻ nên phức rạo hơn, khó khăn hơn trong việc điều trị.

II. Nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói

Thật ra, chậm nói bắt nguồn từ khá nhiều những nguyên nhân khác nhau, nó có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó nhưng cũng có thể là do yếu tố sinh lý bình thường. Nếu trẻ chỉ chậm nói đơn thuần thì cha mẹ không cần phải lo lắng quá nhé, nó không quá nghiêm trọng mà chỉ mang tính chất tạm thời mà thôi, cha mẹ chỉ cần dành nhiều thời gian hơn để nói chuyện với con, động viên con, cùng con giải quyết những vấn đề khó khăn, sự kiên trì nhẫn nạn này sẽ mang lại hiệu quả tốt cho con.

Tuy nhiên rất có thể trẻ chậm nói do trẻ mắc một số bệnh lý hoặc tình trạng nguy hiểm, cha mẹ cần đặc biệt để ý và xác định rõ ràng xem con đang gặp phải vấn đề gì để có hướng điều trị hiệu quả nhất. Cụ thể:

  1. Trẻ mắc phải một số bệnh lý khiến chậm nói

Rất có thể bé yêu nhà bạn đang mắc phải bệnh liên quan đến hệ thần kinh hay những bệnh về tai, mũi hoặc họng… nhất là những bệnh về tai, khi khả năng nghe của trẻ kém sẽ khiến cho trẻ khó có thể nhận biết được giọng nói hay những tác động từ bên ngoài nên trẻ khó bắt chước lại được.

Hay khi trẻ mắc bệnh liên quan đến họng, lưỡi… cũng sẽ dẫn đến tình trạng chậm nói vì khó khăn trong việc nói chuyện. Cha mẹ cần đưa con đi khám sớm để được điều trị hiệu quả nhất.

  1. Do yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến trẻ

Khi trẻ đang trong độ tuổi phát triển ngôn ngữ mà gặp phải một tác động nào đó ảnh hưởng đến tâm lý như tai nạn hay biến cố sẽ khiến cho trẻ bị hoảng sợ, không muốn giao tiếp hay tiếp xúc với người ngoài khiến cho tình trạng chậm nói trẻ nên nặng nề hơn.

  1. Trẻ mắc hội chứng tự kỷ

Những trẻ chậm nói chưa chắc đã mắc hội chứng tự kỷ nhưng với những trẻ mắc hội chứng này thì sẽ có biểu hiện là chậm nói. Đây là tình trạng ảnh hưởng khá nhiều đến sự hoạt động của não bộ cùng với đó là những gen bất thường nên trẻ sẽ phát triển kém hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

Và có một nguyên nhân nữa có thể khiến cho trẻ bị chậm nói đó là do gen di truyền, đã có không ít người thắc mắc chậm nói có di truyền không? Thật ra nó vẫn có đấy nhé, bởi gen ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của trẻ cũng như phát triển ngôn ngữ, nếu có bất thường sẽ khiến cho trẻ dễ dàng mắc phải tình trạng này.

III. Cần làm gì khi con chậm nói?

Khi thấy những em bé bên cạnh nói được khá nhiều câu khác nhau, biết đối đáp lại cha mẹ nhưng bé nhà mình vẫn chưa thể nói được một câu hoàn chỉnh hay vốn từ của trẻ ít, điều này khiến không ít cha mẹ cảm thấy lo lắng đúng không nào? Nếu trẻ chậm nói thì cần phải làm gì?

Tại sao cha mẹ không dành nhiều thời gian hơn để nói chuyện, để chơi đùa với con nhỉ? Bạn có thể hát hoặc kể chuyện cho con nghe, đảm bảo bé yêu nhà bạn sẽ học được cách phản xạ tốt hơn, tập làm quen và cũng học thêm được những ngôn ngữ mới. Và nên nhớ hạn chế tuyệt đối việc cho trẻ xem ti vi hay sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều, nó sẽ cản trở quá trình hình thành ngôn ngữ và phát triển ngôn ngữ của trẻ khiến cho tình trạng trẻ chậm nói càng phức tạp hơn.

Trên đây là một số lý giải cho câu hỏi chậm nói có di truyền không? Với những bậc cha mẹ hãy cố gắng quan tâm nhiều hơn đến con để con phát triển ổn định như bạn bè cùng trang lứa nhé.

 


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo