Phụ Huynh Thắc Mắc: Trẻ Chậm Nói Có Kém Thông Minh?

Lượt xem: 25 lượt Danh mục: Trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói có kém thông minh ắt hẳn là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh, bởi ngôn ngữ như một phương tiện giúp trẻ thể hiện được tư duy, phát triển toàn diện. Có con chậm nói, nhiều bố mẹ chịu áp lực từ chính bản thân, cũng như người thân xung quanh. Vậy sự thật về điều này như thế nào?

I. Trẻ chậm nói có kém thông minh không?

“Không!” 

Chậm nói không phải là yếu tố quyết định sự thông minh của mỗi trẻ. Có thể bố mẹ từng nghe các dấu hiệu của tự kỷ, chậm phát triển thường có chậm nói, nhưng chậm nói thì do nhiều nguyên nhân, chưa chắc là do các hội chứng đó. Vì vậy, chúng ta không thể tùy tiện kết luận một đứa trẻ có thông minh hay không, chỉ dựa vào chậm nói.

Hơn thế nữa, đây là dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ, 9/10 trẻ nhỏ đều có dấu hiệu chậm nói, nên bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nếu con mới chỉ chớm chậm nói thông thường. Cách biểu đạt và giai đoạn phát triển của mỗi trẻ khác nhau, nên không thể so sánh giữa chúng bằng những biểu hiện này. Càng không nên lấy điều này để tự tạo áp lực cho mình.

tre-cham-noi-co-kem-thong-minh-1

Chậm nói không liên quan đến chỉ số thông minh ở trẻ

Trong nhiều trường hợp, trẻ chậm nói có chỉ số IQ vượt trội hơn trẻ bình thường. Điều bố mẹ cần quan tâm khi phát hiện con mới có những dấu hiệu chậm nói, là tìm các biện pháp hỗ trợ con diễn đạt nhiều bằng hành động và ngôn ngữ. Cũng đừng quên quan sát sự thay đổi của con qua mỗi ngày.

II. Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói thông minh?

Vậy vấn đề trẻ chậm nói có kém thông minh không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để an tâm, bố mẹ có thể điểm qua các dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói thông minh sau:

1. Trẻ có khả năng quan sát tốt

– Con tuy chậm nói, nhưng nghe hiểu được hết những điều bố mẹ truyền đạt và làm theo. Bên cạnh đó, con có khả năng quan cực kỳ tốt. Ví dụ con biết quan sát những hành động, thói quen của bố mẹ hàng ngày để làm theo, con cũng có thể để ý thấy bố mẹ quên đồ gì đó khi đi làm, và mang ra đưa cho bố mẹ.

Khả năng quan sát tốt còn thể hiện qua việc bé bắt chước nhanh những gì người lớn hướng dẫn, dễ dàng nhận biết những điều mới mẻ chỉ sau một vài lần tiếp xúc. Bố mẹ đừng quên tận dụng khai thác ưu điểm này ở con, để thực hành trên những bài tập nói, tập phát âm tại nhà, con sẽ nhanh tiếp thu và hoàn thiện ngôn ngữ của mình.

2. Có trí nhớ vượt trội

– Một đứa trẻ chậm nói được cho là thông minh khi chúng có những biểu hiện trí nhớ vượt trội. Con có khả năng nhớ số điện thoại của bố mẹ, và diễn đạt bằng những từ đơn, số đếm mà mình biết. Trường hợp con chưa nói được số đếm, con cũng có thể thể hiện lại dãy số mình nhớ trên bàn phím điện thoại.

Với trẻ đã đi lớp, con dễ dàng nhớ tên hết tất cả bạn bè chung lớp chỉ trong 1 2 buổi đầu làm quen. Đối tượng trẻ có trí nhớ vượt trội thường thể hiện đặc biệt về khả năng ghi nhớ các con số, hoặc làm toán.

3. Thể năng khiếu sớm

– Con sớm bộc lộ năng khiếu đặc biệt ngay từ nhỏ, nhiều trẻ từ 2 tuổi đã bộc lộ những năng khiếu khá thú vị từ bản thân, chỉ cần tinh tế quan sát là bố mẹ có thể phát hiện những điều tuyệt vời này và có định hướng phát triển đam mê cho trẻ.

Các năng khiếu sớm thường thấy ở trẻ chậm nói thông minh: hội họa, cảm thụ âm nhạc, nhảy múa, đam mê nhạc cụ, khoa học…. Tuy rằng trẻ chưa thể hiện được nhiều qua ngôn từ, nhưng ngay từ nhỏ, con sẽ thể hiện năng khiếu bằng các hành động, bằng sự thích thú nhanh nhạy khi được tiếp xúc với thứ mà con đam mê, hoặc con cũng có thể hiện năng khiếu khi bố mẹ hướng dẫn bằng những hành động của mình.

4. Có cá tính và sở thích riêng

– Được xem là một trong những biểu hiện của trẻ thông minh nói chung, trẻ chậm nói có IQ tốt nói riêng. Con xây dựng cho mình một cá tính khá đặc biệt, không “đại trà” với các trẻ bình thương khác. Con có quan điểm và sở thích riêng rất rõ ràng.

Nó được thể hiện bằng việc con chủ động lựa chọn những món quần áo mình mặc, giày dép mình đi, con quyết đoán khi phải lựa chọn, không lưỡng lự “đứng núi này trông núi nọ” giữa các phương án hấp dẫn.

Nếu con bạn không có dấu hiệu của một đứa trẻ thông minh, cũng chẳng cần lo lắng, mỗi đứa trẻ sẽ có một cách riêng để chúng tỏa sáng. Tuy không quá thông minh , nhưng về mặt cảm xúc và tâm hồn, đối tượng trẻ chậm nói còn lại cũng có nhiều ưu điểm giúp con thành công nhiều trong cuộc sống

III. Khi nào thực sự cần lo lắng?

Vậy là bố mẹ đã hiểu được trẻ chậm nói có kém thông minh hay không? Vấn đề này có thực sự đáng lo, hay khi nào cần quan ngại?

Bố mẹ không nên lo lắng nhưng cũng không quá chủ quan với các biểu hiện chậm nói ở con, tuy đây là điều thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng tình trạng kéo dài rất có thể là nguyên nhân của nhiều hội chứng tiêu cực khác.

Bố mẹ chỉ nên thực sự llo lắng hơn khi phát hiện con có những biểu hiện sau:

1. Suy giảm thính lực

– Con không thể nghe và phản hồi lại khi bố mẹ gọi tên chính là biểu hiện rõ nhất của việc suy giảm thính lực. Lúc này bố mẹ có thể hoài nghi về việc con chậm nói có thể do khả năng nghe bị kém, khiến bé không nghe rõ câu từ của người lớn, không học hỏi hay bắt chước theo được. Từ đó ngôn ngữ của bé khó hình thành.

 tre-cham-noi-co-kem-thong-minh-2

Có thể con đang duy giảm thính lực

Lúc này, bố mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế chuyên nhi để được kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời nhất.

2. Tương tác xã hội kém & hạn chế giao tiếp với người thân

– Tương tác xã hội kém & hạn chế giao tiếp chính là biểu hiện của chứng tự kỷ, hội chứng này cũng gây ra sự chậm nói ở trẻ nhỏ, do con không tập trung và không có nhu cầu giao tiếp với những người xung quanh, khả năng ngôn ngữ từ đó mà không thể phát triển

Các trung tâm trẻ đặc biệt, khoa trị liệu tâm lý của các bệnh viên lớn sẽ là nơi mà bố mẹ có thể tin tưởng để đưa con đến kiểm tra nếu thấy con có dấu hiệu này.

3. Các tổn thương não bộ

– Con chậm nói, từng có các tổn thương về não bộ cần được bố mẹ quan tâm hơn trong việc thăm khám định kì, nhằm tìm ra nguyên nhân liệu những tổn thương não bộ đó có phải là nguyên nhân?

4 Các vấn đề ở miệng

– Hở hàm ếch, sứt môi, dính thắng lưỡi,….. là những bệnh lý khiến họng, miệng, lưỡi trẻ bị tổn thương, vì thế mà âm ngữ phát ra sẽ khó khăn, hoặc không tròn vành rõ chữ, làm cản trở nhu cầu nói của con

Khi con trẻ chậm nói có bất kỳ những biểu hiện trên, bố mẹ hãy đưa con đến những trung tâm chuyên biệt, cơ sở y tế uy tín gần nhất để được kiểm tra, phát hiện và trị liệu kịp thời. Còn với trẻ chậm nói thông thường, tích cực chơi cùng con, hướng dẫn con học thêm những bài học kích thích ngôn ngữ mà bố mẹ tìm hiểu được nhé.

Và điều quan trọng nhất là cho dù thế nào, phụ huynh cũng cần tìm ra được nguyên nhân trẻ chậm nói, mới có hướng đi và sự rèn luyện khoa học nhất.

Hi vọng với những phân tích về việc trẻ chậm nói có kém thông minh sẽ giúp bố mẹ bình tâm hơn để nhận biết và “chiến đấu” với những áp lực mà mình đang gặp.


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo