Làm Thế Nào Để Dạy Trẻ Tăng Động Giảm Chú Ý Một Cách Khoa Học Nhất?

Lượt xem: 47 lượt Danh mục: Trẻ tăng động

Trẻ tăng động giảm chú ý không phải là một đứa trẻ hư, tuy nhiên sự hiếu động thái quá và giảm tập trung sẽ khiến cho quá trình học tập & phát triển của con bị cản trở. Bố mẹ có đang thắc mắc: Làm thế nào để dạy trẻ tăng động giảm chú ý một cách khoa học nhất?

Để giúp con sớm cải thiện được các biểu hiện của hội chứng này, ngoài thấu hiểu về nó, bố mẹ và thầy cô cần kết hợp việc điều chỉnh hành vi của con tại nhà và ở lớp học sao cho thống nhất. Gợi ý dưới đây có thể sẽ rất hữu ích đó nhé!

I. Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý tại nhà

1. Chia nhỏ công việc

Bố mẹ biết đó, trẻ tăng động giảm chú ý thường không thể tập trung làm một việc nào đó hoàn chỉnh từ A đến Z. Bởi vậy nếu chúng ta đặt quá nhiều kì vọng vào việc này là điều không thể. Thay vì thế, bố mẹ có thể chia nhỏ công việc thành các bước ngắn để trẻ thực hiện lần lượt.
Ví dụ nếu bạn nhờ con thu dọn và cất đồ chơi sau khi chơi xong, có thể hướng dẫn con thu dọn xong xuôi, rồi mới giục con đi cất thùng đồ chơi đó vào vị trí đúng

2. Lên thời gian biểu

Thời gian biểu là thứ rất cần thiết với đối tượng trẻ đặc biệt này. Việc lên thời gian biểu có các mốc thời gian tương ứng với công việc cần làm sẽ giúp trẻ có được cảm giác an toàn, không phải lo nghĩ nhiều hoặc rơi vào tình trạng khó xác định những hoạt động một ngày của mình. Con cũng sẽ hình thành được thói quen làm việc có khoa học. Duy trì công việc đúng theo thời gian biểu là điều không dễ dàng, bố mẹ cần kiên trì theo dõi và hướng dẫn con.

thoi-gian-bieu

Cùng con lên thời gian biểu khoa học

3. Có những nguyên tắc cụ thể

Trẻ tăng động và giảm tập trung thường sống theo bản năng và ý thích của mình. Những nguyên tắc cụ thể được đặt ra nhằm đưa con vào khuôn khổ hơn. Chẳng hạn, bố mẹ có thể áp nguyên tắc thúc đẩy con phải tự vệ sinh cá nhân ( đánh răng, rửa mặt, rửa tay chân…) trước khi đi ngủ. Con phải làm đúng quy tắc đó mới được lên giường đi ngủ, và nếu con làm đúng, đừng quên thưởng con 1 sticker màu sắc để “chấm điểm” bé ngoan nhé!

4. Thưởng – phạt rõ ràng

– Thưởng: Khen thưởng kịp thời là một hình thức khích lệ siêu hữu hiệu với trẻ tăng động giảm chú ý, con rất tự hào về những thành tích mình đạt được. Bố mẹ hãy “hào phóng” có những món quà động viên khi con hoàn thành một nhiệm vụ được giao: 1 món đồ chơi, 1 buổi dã ngoại hay bất kỳ món đồ nào bé thích ( trừ những món đồ không lành mạnh) ,… là những gợi ý tuyệt vời

– Phạt: Bất kì lúc nào con có những biểu hiện tiêu cực như chọc phá, quấy rối bạn bè, ném phá đồ,… cũng nên có những hình phạt nhỏ thay vì quát mắng. Bố mẹ cũng cần nhớ rằng: các hình thức kỷ luật cần cụ thể, công bằng và hợp lý.

5. Tạo không gian học tập yên tĩnh – giãn cách giờ ra chơi

Trẻ dễ bị mất tập trung ngay cả khi có một chiếc lá bay qua, việc giữ một không gian yên tĩnh tuyệt đối khi con học là điều bố mẹ cần đặc biệt quan tâm. Chính vì bản tính không thể ngồi yên hoặc tập trung quá lâu, bố mẹ cũng đừng quên giãn cách giờ ra chơi xen kẽ giờ học một cách hợp lý. Ví dụ con học được 20-30 phút, có thể ra chơi 10-15, bạn nên tạo ra những thỏa thuận về giờ ra chơi để con có động lực học tập.

6. Tích cực trò chuyện & chơi cùng con

Khi được bố mẹ quan tâm, tích cực trò chuyện và chơi cùng, khả năng tập trung của trẻ sẽ tốt hơn do bị cuốn vào những câu chuyện, trò chơi đó. Điều này cũng khiến bố mẹ có thời gian thấu hiểu con mình hơn, giúp con cảm nhận được sự yêu thương và trở nên tự tin hơn

7. Nuôi dưỡng sự tự tin và yêu bản thân của con

Một trong những điều quan trọng nhất khi dạy trẻ tăng động giảm chú ý tại nhà. Trẻ gặp hội chứng này đôi khi bất mãn với bản thân khi gặp những khó khăn trong giao tiếp, dễ dẫn đến những tự ti. Bố mẹ nên chú ý luôn khích lệ và biến đó là điều bình thường, nêu ra nhiều tấm gương để con thấy được rằng con hoàn toàn có thể tự tin với những gì mình đang có.

Ngoài ra, việc tìm ra năng khiếu nào đó ở trẻ cũng giúp con tự tin hơn nhiều về những thế mạnh của bản thân

8. Giúp con giải quyết lần lượt từng vấn đề

Để mọi việc trở nên đơn giản hơn với trẻ tăng động giảm chú ý, bố mẹ giúp con giải quyết lần lượt từng vấn đề, không giải quyết nhiều việc chồng chéo liền một lúc, sẽ khó đạt hiệu quả mong muốn

II. Kết hợp rèn luyện tại trường

Sau khi có những phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý tại nhà, bố mẹ cần kết hợp cùng thầy cô để kế hoạch rèn luyện trẻ đạt kết quả lý tưởng hơn. Thầy cô cần nắm được những phương pháp sau để đảm bảo hợp tác cùng gia đình hỗ trợ con hết sức.

day-tre-tang-dong-giam-chu-y-1

Kết hợp cùng thầy cô rèn luyện con tại trường

1. Thầy cô cần thấu hiểu & thông cảm tình trạng của trẻ

2. Tạo điều kiện cho con được ghép cặp để làm việc nhóm với các bạn khác

3. Cho con ngồi ở vị trí đầu dãy, tốt nhất là đối diện thầy cô

4. Thiết lập những quy tắc hợp lý trong lớp học

5. Kích thích con chịu khó giơ tay phát biểu và có những phần quà khích lệ

6. Nhắc nhở con sắp xếp đồ đạc đầy đủ trước khi ra về

7. Hỗ trợ hết sức những khó khăn trong học tập và giao tiếp của trẻ

5. Kích thích con chịu khó giơ tay phát biểu và có những phần quà khích lệ

6. Nhắc nhở con sắp xếp đồ đạc đầy đủ trước khi ra về, giúp con hình thành nề nếp

7. Hỗ trợ hết sức những khó khăn trong học tập và giao tiếp của trẻ

Kết hợp hoàn chỉnh các phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý trên đây sẽ rút ngắn thời gian rèn luyện trẻ gặp hội chứng này, Đăng Minh tin chắc rằng, bố mẹ sẽ sớm thu được nhiều “quả ngọt” và đưa con về với cuộc sống hài hòa như bao bạn bè khác.


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo