Trẻ Tăng Động Có Biểu Hiện Gì?

Lượt xem: 61 lượt Danh mục: Trẻ tăng động

Hội chứng tăng động ở trẻ đang diễn ra ngày càng nhiều nó gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ, cùng với đó là các mối quan hệ xung quanh. Đây thực chất là một rối loạn có tính chất tâm lý rất dễ gặp nhưng liệu cha mẹ đã biết trẻ tăng động có biểu hiện gì chưa?

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nội dung dưới đây sẽ đề cập đến những vấn đề liên quan đến biểu hiện của trẻ tăng động, hãy cùng tham khảo nhé.

tre-tang-dong-co-bieu-hien-gi-2.jpg

I. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động

Chúng ta nên biết, một đứa trẻ bị mắc hội chứng tăng động nó sẽ khó có thể kiểm soát được các hoạt động của mình đồng thời cũng khó có thể hòa đồng cùng với bạn bè cả ở trong trường hay giao tiếp ngoài cuộc sống. Có nhiều đứa trẻ hiếu động nhưng lại bị “hiểu nhầm” là tăng động, vì thế cần để ý trẻ tăng động có biểu hiện gì? Hay dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động để có thể kịp thời đưa ra biện pháp xử lý, cụ thể:

1. Tăng khả năng vận động

Nếu bạn thấy trẻ không thể ngồi im một chỗ, chúng chạy nhảy liên tục và luôn khua chân, múa tay suốt hoặc cũng có thể đang làm dở công việc này nhưng quay đi quay lại đã chuyển ngay sang công việc khác rồi thì rất có thể trẻ đang mắc hội chứng tăng động giảm chú ý. Ngoài ra cũng có những đứa trẻ sẽ có biểu hiện khác nữa như chạy lung tung khi đang phải làm một công việc gì đó hay khi bị người lớn bắt ngồi một chỗ chúng sẽ vặn vẹo, không thể ngồi yên được.
Cần để ý nếu trẻ bỗng dưng tăng khả năng vận động phải đưa đi thăm khám ngay nhé.

2. Giảm sự chú ý đến những vấn đề khác

Trong khi vui chơi, khi học tập hay khi làm việc… trẻ không thể tập trung thực hiện được, trẻ dễ bị phân tâm khi có những tác động xung quanh kích thích lên não bộ của trẻ, trẻ có thể chuyển dời chú ý từ nghe giảng khi học tập sang những vấn đề bên ngoài đó hoặc trẻ dễ làm mấy đồ, hay quên… Đây cũng là một dấu hiệu để giúp bạn nhận biết liệu trẻ nhà mình có bị tăng động hay không?

3. Khó kiềm chế được tình cảm

Với trẻ tăng động có biểu hiện gì? Đó chính là sự kiềm chế cảm xúc khá kém, dù đó là chuyện vui hay buồn, chuyện tốt hay xấu cũng khó có thể khiến cho trẻ kìm nén lại được, nhiều khi trẻ còn bộc phát ở những thời điểm được cho là không phù hợp, gây ảnh hưởng đến bản thân và những người xung quanh.

tre-tang-dong-co-bieu-hien-gi-1.jpg

4. Khó thực hiện công việc đến cùng

Những đứa trẻ mắc hội chứng tăng động có thể sẽ thích rất nhiều thứ, muốn làm khá nhiều việc khác nhau tuy nhiên họ sẽ khó có thể tập trung và theo đuổi nó đến cùng được, thường thì những đứa trẻ này sẽ bắt đầu một công việc nhưng chỉ một thời gian ngắn mọi thứ sẽ bị bỏ dở giữa chừng và chúng sẽ cảm thấy thích thú với một công việc hoặc một thứ khác.
Vậy nên trẻ tăng động khó có thể thực hiện được công việc đến cùng, chúng luôn mất đi sự kiên nhẫn và dễ bị hấp dẫn gây chú ý bởi những vấn đề khác.

5. Thường xuyên mơ màng

Có không ít trẻ bị coi là mắc hội chứng tăng động là bởi chúng quá hiếu động, thường xuyên gây ra những ồn ào, huyên náo nhưng chưa chắc đây đã là tất cả, bởi cũng có những trường hợp không hề như thế, chúng lại tỏ ra quá “yên tĩnh” và rất ít khi quan tâm đến bạn bè cùng lứa tuổi.
Đang ngồi học hay đang làm việc gì đó bỗng chúng có thể ngồi yên và nhìn ra ngoài với ánh mắt mơ màng, chúng không để ý đến những gì đang diễn ra xung quanh mà chỉ mộng mơ với những ý nghĩ trong đầu của mình mà thôi.

Trẻ bị tăng động có thể sẽ gặp phải những biểu hiện này, tuy nhiên chúng ta cũng cần biết khi mắc hội chứng tăng động trẻ không hề kém thông minh hơn những bạn bè cùng trang lứa đâu nhé, điều mà chúng gặp khó khăn ở đây chính là khó có thể tập trung và thường mắc phải những lỗi sai lầm vì điều đó.

II. Với trẻ mắc hội chứng tăng động cần làm gì?

Khi đã nắm bắt được trẻ tăng động có biểu hiện gì rồi thì chúng ta cũng nên tìm hiểu thêm về những vấn đề mà mình cần phải làm ngay lúc này bởi lẽ những trẻ mắc hội chứng tăng động cần phải được can thiệp và quan tâm đúng mức bởi nếu không khi đến tuổi trưởng thành rất có thể trẻ vẫn sẽ gặp một số khó khăn trong công việc khiến cho hiệu quả công việc bị giảm sút, đồng thời trẻ cũng có tính cách lập dị hơn, dễ nổi nóng và gây chuyện với người xung quanh.

tre-tang-dong-co-bieu-hien-gi.jpg

Lúc này, cần phải thực hiện những biện pháp phù hợp cả về điều trị tâm ký cũng như giáo dục đúng phương pháp để đảm bảo trẻ có thể hồi phục nhanh chóng nhất. Chúng ta có thể sử dụng một số cách như sau:
– Tập vận động cho trẻ bằng những bài tập tăng sự chú ý và làm chủ vận động của bản thân
– Giải thích cho trẻ những việc mà chúng cần phải làm, chia nhỏ việc khi trẻ thực hiện được việc nào cần khen thưởng để trẻ cảm thấy được cổ vũ và có động lực để thực hiện tiếp.
– Giúp trẻ giải tỏa những căng thẳng đồng thời rèn luyện thêm tính kiên trì của trẻ
– Sử dụng liệu pháp xoa bóp để trẻ được thư giãn tinh thần điều này không chỉ giúp cải thiện về mặt hành vi mà còn khiến cho trẻ trở nên trầm tính hơn, có được giấc ngủ ngon hơn.

Nói chung thì với trẻ mắc hội chứng tăng động thì với mỗi trẻ em khác nhau sẽ có những dấu hiệu khác nhau, Vì thế khi cha mẹ lo lắng về bất kỳ biểu hiện gì và nghi ngờ trẻ mắc hội chứng tăng động cần phải đưa đến các cơ sở chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chuẩn xác nhất.


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo