Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Tăng Động Cha Mẹ Nên Biết

Lượt xem: 19 lượt Danh mục: Trẻ tăng động

Hội chứng tăng động có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi nhưng đa phần những trẻ trong độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi là phổ biến nhất. Dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động chính là trẻ không thể tập trung và khá hiếu động. Nếu không được chữa trị kịp thời thì khi trẻ càng lớn, những biểu hiện này lại càng thể hiện rõ nét hơn.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này có khá nhiều, để biết cụ thể, rõ ràng nhất tại sao trẻ lại bị tăng động thì cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa mới có thể đưa ra quyết định cụ thể. Tuy nhiên, cha mẹ cũng có thể để ý đến những dấu hiệu nhận biết dưới đây để có thể kịp thời phát hiện và có phương án điều trị hiệu quả cho con.

I. Dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động

Thật ra, tăng động không hề là hành vi thiếu kỷ luật hay sai trái nào cả bởi trẻ không hề cố tình làm ra những hành động như vậy. Vì thế cha mẹ cần để ý đến con để có thể nhận biết trẻ tăng động bằng một số dấu hiệu nhận biết như sau:

  1. Trẻ không thể ngồi yên tại một vị trí nhất định

Dù bị nhắc nhở hay bắt ngồi yên một chỗ nhưng trẻ vẫn luôn ngọ nguậy, không thể ngồi yên được. Nếu như bạn thấy trẻ như thế thì rất có thể con đang mắc chứng tăng động, cha mẹ nên biết là con không phải là không muốn nghe lời mà thực tế là không thể ngồi yên được.

Nhiều lúc khi đang ngồi học trong lớp trẻ có thể đứng dậy, đi ra khỏi vị trí khi giáo viên đang giảng bài. Đây là biểu hiện khá thường gặp của tình trạng này nên cha mẹ cần đưa trẻ đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

  1. Trong những trường hợp nhất định mà trẻ leo trèo, chạy nhảy khi chưa được cho phép

Khi đi ra ngoài chơi, hoặc đến nhà người khác chưa được sự cho phép của cha mẹ trẻ đã tự ý leo trèo, chạy nhảy. Đối với trẻ nhỏ điều này vô cùng nguy hiểm vì rất dễ gây ra tai nạn cho trẻ. Chủ nhà có thể sẽ nhận xét con bạn không được dạy dỗ tốt, thiếu tính kỷ luật đấy nhưng thật ra chính trẻ nhiều khi cũng không thể kiểm soát hết được hành vi của mình.

  1. Quá phấn khích

Khi tham gia các hoạt động giải trí, các trò chơi khi chơi ở nhà và ngay cả khi đi chơi ở công viên, khu vui chơi… Vì quá phấn khích mà trẻ thường gây ra nhiều tiếng động ồn ào, trẻ hoạt động luôn chân luôn tay và không biết mệt là gì? Nhiều phụ huynh cho rằng có thể là do trẻ quá hiếu động mà thôi nhưng rất có thể đây chính là Dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động đấy.

  1. Nói liên tục quá nhiều

Khi trẻ nói quá nhiều có những phụ huynh “đau đầu” và thường né tránh không muốn nói chuyện cùng với trẻ. Cha mẹ cũng dễ phải nghe những lời “phàn nàn” của giáo viên vì trẻ nói quá nhiều trong lớp, gây ảnh hưởng đến những bạn xung quanh, hoặc không tập trung nghe giảng và trêu chọc bạn bè…

Việc trẻ nói nhiều này thực chất là tình trạng mà trẻ không thể kiểm soát được hết khả năng nói của mình, chúng nói nhiều nhưng thực chất lại không hề biết mình đang nói “quá nhiều” như thế.

  1. Khó khăn trong việc chờ đợi

Khi được hỏi một vấn đề nào đó trẻ không thể đủ kiên nhẫn để ngồi nghe hết toàn bộ câu hỏi mà thường sẽ đưa ra câu trả lời luôn khi câu hỏi chưa kết thúc. Chính vì thế mà nhiều khi đó chính là những câu trả lời sai, không đúng với trọng tâm câu hỏi, trẻ không hề nghĩ đến hậu quả mà cứ thực hiện theo bản năng của mình.

Hoặc cũng có trường hợp trẻ phải chờ đợi, xếp hàng đến lượt của mình, nhưng điều này thực sự khó khăn cho trẻ, thậm chí có những trẻ đã sinh ra cáu gắt, căng thẳng và có hành vi bạo lực.

II. Lời khuyên khi trẻ mắc hội chứng tăng động

Nếu cha mẹ thấy con xuất hiện một trong số những dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động như trên thì hãy nắm rõ cách dạy dỗ để hỗ trợ trẻ giảm thiểu tình trạng này nhanh chóng, các chuyên gia có đưa ra một số lời khuyên như sau:

  • Hãy thiết lập ra những nguyên tắc cụ thể để giúp trẻ tập trung hơn
  • Xây dựng cho trẻ thời khóa biểu học tập và sinh hoạt thật khoa học, đảm bảo thời gian cân bằng giữa ăn uống, ngủ nghỉ, học hành và chơi.
  • Trẻ có biểu hiện tốt cần nhanh chóng khen ngợi, hãy làm việc này thường xuyên hơn/
  • Khi thấy trẻ có hành vi tiêu cực cha mẹ cần kịp thời ngăn chặn và đưa ra hình thức kỷ luật xác đáng.
  • Với những công việc yêu cầu làm trong 1 khoảng thời gian dài khó có thể khiến cho trẻ tập trung được vì thế hãy chia nhỏ khối lượng công việc ra để trẻ làm việc gì là kết thúc luôn việc đó nhanh chóng.
  • Thường xuyên trò chuyện và chơi cùng trẻ nhiều hơn để hiểu hơn về con.
  • Đừng nói lan man quá nhiều thứ nó sẽ khiến cho trẻ khó có thể nhớ hết được tại một thời điểm nhất định chỉ nên giải quyết một vấn đề đó thôi nhé.
  • Đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự giúp đỡ
  • Phối hợp cùng với nhà trường để giáo dục trẻ trong môi trường tốt nhất.

Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động cơ bản nhất, nếu như bất kỳ khi nào cha mẹ lo lắng trẻ mắc hội chứng tăng động hãy đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để xác định rõ ràng nhất về hành vi, vấn đề của trẻ để từ đó tìm ra hướng giải quyết hiệu quả nhất, hãy đặt con mình trong vùng an toàn cha mẹ nhé.


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo