Tiêu Chí Phân Biệt Trẻ Tự Kỷ Nhẹ Và Trẻ Tự Kỷ Nặng

Lượt xem: 227 lượt Danh mục: Phụ huynh nên biết Trẻ tự kỷ

Nếu như dấu hiệu của tự kỷ thường dễ dàng thấy ở trẻ em mắc hội chứng này, thì trẻ tự kỷ nhẹ thường có những biểu hiện khó nhận biết hơn, do các em về cơ bản có hành vi, ngôn ngữ khá giống với các trẻ em khác. Do đó, việc phân biệt trẻ tự kỷ nặng và nhẹ sẽ giúp bố mẹ phát hiện, can thiệp và tác động sớm nhất có thể, giúp các con phát triển hoàn thiện hơn.

I. Cách phân biệt trẻ tự kỷ nhẹ và trẻ tự kỷ nặng

Nhìn chung, trẻ tự kỷ đều có chung những dấu hiệu cơ bản như rối loạn ngôn ngữ, hành vi, thích chơi một mình, không kiểm soát được cảm xúc của mình, hay tương tác xã hội kém. Tuy nhiên thì tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà bố mẹ có nhận biết được con qua các biểu hiện hay không. 

Và để phân biệt rõ ràng sự khác nhau của 2 trạng thái hội chứng này, thì chúng tôi xin được bật mí vài bí quyết sau:

1. Trẻ tự kỷ nhẹ

– Có khả năng chơi, giao tiếp khá bình thường: Con vẫn tương tác với thế giới quan xung quanh một cách được cho là khá bình thường, nên bố mẹ có thể sẽ khó nhận ra những dấu hiệu l. 

– Giao tiếp bằng mắt bình thường, hơi hạn chế giao tiếp với người ngoài: Mắt con vẫn có khả năng tập trung vào những vấn đề xung quanh, nhưng hạn chế nhẹ trong việc giao tiếp với người ngoài, hơi rụt rè và kém tập trung khi phải giao tiếp với người ngoài.

– Kỹ năng chơi, học những trò đơn giản tương đối bình thường : Tuy con hạn chế giao tiếp một chút, nhưng kỹ năng chơi và học của con tương đối bình thường so với các bạn khác, con vẫn có thể học theo những thứ đơn giản một cách bình thường, chơi các trò chơi một cách tương đối bình thường.

tre-tu-ky-nhe

Hội chứng ở trạng thái nhẹ, con giao tiếp tương đối bình thường

2. Trẻ tự kỷ nặng

– Hạn chế giao tiếp với người ngoài bằng mắt: Con thường giảm tập trung khi giao tiếp với người khác, hay nói cách khác là giảm tương tác xã hội, những câu chuyện xung quanh không giúp con tập trung và bị cuốn vào đó, ánh mắt con thường nhìn đi hướng khác.

– Khả năng nói, diễn đạt kém: Con có thể chậm nói, nói lắp, hoặc khả năng sắp xếp câu từ lộn xộn, thành câu kém ngữ nghĩa. Một vài biểu hiện cho thấy, con khó diễn đạt được những gì mình muốn nói bằng ngôn ngữ, thậm chí là ngôn ngữ hình thể cũng rất khó nhằn.

– Khó khăn trong sinh hoạt cá nhân, một số trẻ phụ thuộc sinh hoạt vào bố mẹ: Những hoạt động cá nhân của con như đi giày dép, mặc quần áo, đeo balo bỗng trở lên khó khăn lạ thường, con khó hình dung về cách thức làm những việc đó, đôi khi con còn phải phụ thuộc nhiều vào bố mẹ hỗ trợ.

– Không phát triển kỹ năng chơi và quan sát: Con có khả năng quan sát không tốt, khó nhận biết, phân biệt được những sự thay đổi xung quanh mình. Nếu để ý, bố mẹ sẽ thấy kỹ năng chơi của con có phần nghèo nàn, con hay chỉ chơi 1 trò, với một phương thức và không sáng tạo.

tre-tu-ky-nang

Kỹ năng chơi & quan sát của trẻ tự kỷ nặng thường kém hơn

Bằng kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực gia sư, gia sư cho trẻ đặc biệt, Đăng Minh khuyên bố mẹ chỉ cần chịu khó quan sát một chút những hành vi, cử chỉ của con là có thể phân biệt trẻ tự kỷ nặng và nhẹ một cách tinh tế và chuẩn xác nhất rồi.

II. Giải pháp nào giúp cải thiện hội chứng tự kỷ nhẹ ở trẻ?

Sau khi thấy những biểu hiện khác thường của con mình, bố mẹ đừng quá lo lắng, vì đây là hội chứng chúng ta có cải thiện được nếu phát hiện sớm. Việc đầu tiên, bố mẹ nên bình tĩnh, tìm hiểu và có những giải pháp kịp thời.

1. Cải thiện hội chứng ở trẻ tự kỷ nhẹ:

Bởi những dấu hiệu ở trẻ tự kỷ mức độ nhẹ còn đang ở mức “chớm”, và chủ yếu vấn đề của đối tượng trẻ này là khả năng sử dụng mắt để giao tiếp bị hạn chế, nên bố mẹ có thể tìm hiểu tài liệu và thực hiện những biện pháp thúc đẩy con giao tiếp bằng mắt nhiều hơn.

– Dùng những ngôn từ khích lệ: Thường xuyên dùng những ngôn từ, câu chữ mang tính khích lệ con để con tập trung vào những điều bố mẹ đang làm, kích thích sự tò mò. Ví dụ như: “ Nhìn mẹ làm …. này”, “ Ôi, ở đây có con gì lạ chưa này”, “ Nhìn mắt mẹ… đi con”,… kèm với ngữ điệu ân cần, phù hợp để bé thích nghe nhất, thu hút ánh nhìn của con

– Chơi trò chơi tương tác với con: Các trò chơi chỉ đơn giản là bố mẹ dùng thứ đồ vật yêu thích của con, hay món đồ mà con đang mong muốn, đòi hỏi, để thu hút con quan sát. Có thể đặt vật đó lên quả bóng, lên đầu hoặc bất kỳ chỗ nào cheo leo và nhờ con đến lấy, điều này sẽ kích thích con tập trung ánh nhìn và lo sợ món đồ mình thích sẽ rơi, và tập trung tiến tới giữ lấy.

tre-tu-ky-nhe-1

Có rất nhiều trò chơi giúp con tương tác tốt hơn

– Động viên, khen thưởng: Các từ ngữ khích lệ như “ Làm tốt lắm bé con của mẹ”, “Bé của bố giỏi quá”, .. hoặc tặng sticker, huy chương mỗi khi con hoàn thành tốt nhiệm vụ bố mẹ giao, hoặc tập trung chơi hết trò chơi nào đó, sẽ khiến con có thêm động lực để kiên trì hơn những lần sau

– Dùng tay chạm vào cơ thể con: Đây cũng được xem là biện pháp tốt giúp cải thiện khả năng giao tiếp bằng ánh mắt ở trẻ. Bố mẹ dùng ngón tay chơi đùa với con, chỉ trỏ hay nhấn vào các bộ phận xinh xắn trên cơ thể con như mắt, môi, tai, bụng, tay,… tăng dần tốc độ từ chậm lên nhanh, để con bị thu hút theo mỗi lần chạm của bố mẹ, từ đó ánh mắt linh hoạt hơn, con tập trung giao tiếp bằng mắt hơn.

Tuy có rất nhiều cách để kích thích sự giao tiếp bằng ánh mắt của con, nhưng trên tất cả, bố mẹ phải xây dựng kế hoạch cụ thể, cũng như thật kiên nhẫn để tình hình được cải thiện rõ rệt.

2. Cải thiện hội chứng ở trẻ tự kỷ nặng

Đối với trẻ gặp chứng tự kỷ nặng, thì ngoài các biện pháp tự hỗ trợ tại nhà như trẻ tự kỷ mức độ nhẹ, thì cũng cần sự tư vấn và hướng dẫn của các trung tâm can thiệp sớm. 

Gia Sư Đăng Minh tự hào là một trong những trung tâm như thế, chúng tôi cung cấp dịch vụ gia sư, gia sư cho trẻ đặc biệt tại nhà, trong đó có trẻ tự kỷ nhẹ và nặng. Với 8 năm kinh nghiệm, cùng đội ngũ giáo viên/ gia sư có chuyên môn tốt, trung tâm gia sư Đăng Minh có gần 10 cơ sở trải rộng khắp Hà Nội,  luôn luôn nỗ lực để mang lại chất lượng gia sư tốt nhất cho quý phụ huynh và các em học sinh!


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo