9 Sai Lầm Nghiêm Trọng Trong Cách Dạy Trẻ Tự Kỷ Tại Nhà

Lượt xem: 82 lượt Danh mục: Phụ huynh nên biết Trẻ tự kỷ

Các phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ chắc chắn đã quá quen thuộc với những cách dạy trẻ tự kỷ tại nhà. Tuy nhiên, quen thuộc không có nghĩa là phụ huynh nào cũng có những quan niệm, hành động đúng đắn hoàn toàn trong quá trình giáo dục con trẻ.

Do đó, gia Sư Đăng Minh muốn chia sẻ đến các phụ huynh top 9 sai lầm nghiêm trọng trong cách dạy trẻ tự kỷ tại nhà khiến hội chứng của con ngày càng nặng hơn, cha mẹ cần tránh!

1. Không Nhận Thức Đúng Về Tình Trạng Của Con

Nhiều bậc phụ huynh tuy đã tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy trẻ tự kỷ tại nhà, nhưng vẫn không đủ lý chí để đối mặt với việc con mình đang gặp phải hội chứng này, từ đó bác bỏ đi những hành vi giao tiếp, ngôn ngữ lạ ở trẻ.
Điều này làm cản trở rất nhiều đến việc can thiệp sớm của con. Theo chia sẻ của các chuyên gia đầu ngành, cơ hội vàng để quá trình trị liệu diễn ra lý tưởng nhất là từ 24 đến 36 tháng, nếu để lâu hơn, sẽ rất khó khăn để can thiệp, gây những hệ lụy tiêu cực cho trẻ tự kỷ.
Nếu như cha mẹ không thẳng thắn đối diện với thực tế, chỉ khiến hội chứng của con trở lên trầm trọng hơn, và rất vất vả để đưa con về tái hòa nhập.

day-tre-tu-ky-tai-nha-1

Phụ huynh cần sớm thẳng thắn đối diện với thực tế 

2. Không Đi Kiểm Tra, Tự Áp Dụng Các Phương Pháp Dạy Trẻ Tự Kỷ

Cũng có những phụ huynh, sau khi đã xác định được những biểu hiện của con mình thuộc về chứng tự kỷ, thì bình tĩnh tìm hiểu và đưa ra những cách tự dạy trẻ tự kỷ mà không cần gặp chuyên gia, bác sĩ chuyên ngành để nhận tư vấn. Quả là một sai lầm nghiêm trọng.
Cha mẹ có biết: Mỗi trẻ tự kỷ là một cá thể đặc biệt khác nhau, nên việc chúng ta áp dụng một kế hoạch đào tạo chung vào tất cả các trẻ là không hiệu quả. Hơn nữa, việc tự đoán và lên kế hoạch rèn luyện cho con khi chưa biết thực sự tình trạng con mình thế nào, đôi khi còn đem lại những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí còn phản tác dụng.
Bởi thế , khi thấy trẻ có biểu hiện nghi ngờ của chứng tự kỷ, ngoài việc tự tìm hiểu, phụ huynh nên đưa con đến Khoa Tâm Bệnh của Bệnh viện Nhi TW để được các bác sĩ làm bài test chuẩn nhất, nhằm kết luận tình trạng hiện tại của con như thế nào, rồi có phương án đào tạo phù hợp nhất.
Sau đó cha mẹ có thể tìm đến các trung tâm gia sư can thiệp, cũng như tự tìm hiểu thêm tài liệu về hội chứng, để kết hợp hỗ trợ trẻ cải thiện tình trạng nhanh nhất.

3. Coi Nhẹ Kế Hoạch Điều Trị – Điều Cấm Kỵ Trong Cách Dạy Trẻ Tự Kỷ Tại Nhà

Sau khi được chuyên gia, hoặc các gia sư can thiệp tư vấn và lên kế hoạch dạy trẻ tự kỷ. Việc quan trọng tiếp theo là cần sự đồng lòng và hợp tác của phụ huynh thì kế hoạch mới trôi chảy được. Trên thực tế, Đăng Minh đôi khi vẫn có những bậc phụ huynh khá coi nhẹ kế hoạch điều trị, từ đó kém hợp tác hoặc bỏ bê theo dõi, đồng hành cùng con.
Ngoài kế hoạch rèn luyện khoa học, thì gia đình là môi trường tuyệt vời để trẻ tự kỷ tự tin thể hiện và sửa chữa những khuyết điểm của mình, cha mẹ cần nghiêm túc tuyệt đối trong quá trình rèn luyện của con.

4. Coi Tự Kỷ Là Bệnh

Tự kỷ không phải là bệnh, tự kỷ là hội chứng khiếm khuyết về quan hệ nhân sinh, hạn chế đến khả năng giao tiếp, hoạt động, cử chỉ và giác quan.
Một bộ phận cha mẹ có quan niệm tự kỷ là một bệnh sẽ đem lại những tư duy lệch lạc trong việc giáo dục, đem lại cho con những hiểu nhầm và tự ti về bản thân.

5. Coi Nhẹ Những Biểu Hiện Ở Con

Chúng tôi biết được rằng, nhiều phụ huynh đã sớm nhận biết những biểu hiện tự kỷ ở trẻ nhỏ ngay những năm tháng đầu đời, nhưng vẫn cố chờ một thời gian cho con lớn với hi vọng lúc đó tình trạng con sẽ khá hơn, thậm chí là chứng tự kỷ sẽ tự biến mất. Nhưng cha mẹ sai rồi!
Trẻ tự kỷ sẽ ngày càng nặng hơn nếu cha mẹ cứ để con tự lớn dần, trong khi các biểu hiện chậm nói, tư duy ngôn ngữ kém, giảm tương tác vẫn cứ tiếp diễn. Hội chứng này không thể tự giảm hoặc biến mất, cha mẹ nên hiểu rõ.

6. Cho Con Xem Nhiều TV, Điện Thoại

Cha mẹ có trong tay:
– Những kiến thức về chứng tự kỷ cực chắc chắn
– Một kế hoạch dạy trẻ tự kỷ tại nhà được trung tâm can thiệp tư vấn phù hợp nhất,
– Sự thấu hiểu, đồng tâm – đồng lực hỗ trợ con
Nhưng cha mẹ không kiểm soát được tần suất cho con xem TV, điện thoại, máy tính bảng… thì cũng chẳng hữu ích gì!

day-tre-tu-ky-tai-nha-1

Cho con xem nhiều TV, điện thoại là “mũi dao nhọn” trong kế hoạch dạy trẻ tự kỷ tại gia

Các phương tiện giải trí này nếu không được khai thác sử dụng với tần suất và mục đích phù hợp, càng góp phần làm giảm sự tập trung chú ý của con, khiến mức độ giao tiếp, đặc biệt giao tiếp bằng ánh mắt của con càng trở lên trầm trọng.
Trẻ tự kỷ lại xem TV vô tội vạ, khi đã trở thành thói quen, con dường như sẽ không tập trung vào những việc đang diễn ra xung quanh mình. Con cũng không có nhu cầu tìm tòi, khám phá, giao tiếp với gia đình, bạn bè. Các bậc phụ huynh hay dùng TV, điện thoại như một hình thức khích lệ con khi ăn, khi muốn con ngồi yên không quấy cần nghiêm túc cân nhắc lại.
Thay vì thế, có thể cùng con đọc sách, truyện, hay chơi những trò chơi thú vị để con có thêm những niềm quan tâm mơi.

7. Nghĩ Tự Kỷ Có Thể Chữa Được

Chưa có nghiên cứu nào nói về việc tự kỷ sẽ chữa được, về cơ bản, nó chỉ là một hội chứng.
Phát hiện sớm tự kỷ sẽ giúp con tái hòa nhập giao tiếp một cách nhanh nhất, và tương đối bình thường nhất. Phụ huynh tuyệt đối không chủ quan với bất kỳ triệu chứng nào ở con, và cũng tuyệt đối không “thả lỏng” hoàn toàn khi các triệu chứng đó đã thuyên giảm sau một thời gian dài rèn luyện, bởi nếu không nghiêm túc rèn rũa, rất có thể những biểu hiện này lại quay lại và trầm trọng hơn nữa.

8. Trẻ Tự Kỷ Thường Lầm Lì, Không Thích Kết Bạn

Phụ huynh đã sai lầm khi có quan niệm này với trẻ tự kỷ. Cha mẹ cần thấu hiểu trước khi tiến hành dạy trẻ tự kỷ tại nhà. Đa số trẻ tự kỷ đều có nhu cầu giao tiếp và kết bạn với bạn bè đồng trang lứa. Nhưng con lại không biết cách làm thế nào để tiếp cận hay giao tiếp bằng cử chỉ, ngôn ngữ với những bạn đó. Có hiểu được điều này, phụ huynh mới giúp trẻ điều chỉnh được hành vi của mình.

Trẻ tự kỷ khó khăn giao tiếp dần đẩy mình vào thói tự ti, nên người lớn dễ hiểu rằng con lầm lì và sống khép kín.

9. Nghĩ Trẻ Tự Kỷ Đều Có Trí Tuệ Kém

Không phải 100% trẻ tự kỷ đều có trí tuệ kém, theo nghiên cứu, có đến 30% trẻ mắc hội chứng tự kỷ trí tuệ phát triển bình thường, và 2-3% trong số đó rất thông minh, thậm chí xuất hiện cả thiên tài.
Phụ huynh áp dụng các cách dạy trẻ tự kỷ tại nhà không nên quá hoang mang và tự ti . Hãy cùng chung sức kích thích mọi giác quan và trí tuệ của con nhé. Gia sư Đăng Minh tin chắc rằng, những nỗ lực của cả cha mẹ và các con sẽ cho trái ngọt.
Cha mẹ đã nhận ra mình đang mắc phải những sai lầm nào trong công cuộc dạy trẻ tự kỷ hay chưa? Nếu thấy bản thân mình đang vướng vào những sai lầm trầm trọng trên, chúng tôi hi vọng bố mẹ sẽ nhanh chóng sửa chữa và thay đổi để luôn là người đồng hành bền bỉ cùng con trong các mốc thay đổi của cuộc đời.
Nếu phụ huynh cần tư vấn về các giải pháp hỗ trợ con tự kỷ, đừng ngần ngại trải lòng và liên hệ với Gia sư Đăng Minh qua hotline 097.948.1988 hoặc email về địa chỉ hòm thư giasudangminh@gmail.com.


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo