“Con em năm nay đã 2 tuổi, nhưng cháu có nhiều biểu hiện như không quan tâm đến người lớn nói gì, con chỉ nói được một vài từ đơn về ông, bà, bố, mẹ và đôi khi em để ý thấy cháu không nghe lời bố mẹ, bố mẹ chỉ bảo làm gì con không nghe theo. Khi đến môi trường mới con gặp khó khăn trong việc kết bạn, con thường chỉ thích chơi một mình. Trường hợp trẻ bị khó khăn trong giao tiếp của con em có phải là do con bị tự kỷ rồi không? Rất mong sớm nhận được lời giải đáp chi tiết từ trung tâm can thiệp Đăng Minh.”
Đó là những lời chia sẻ đến từ mẹ Nguyễn Minh Huệ đến từ Hà Nội gửi về cho Đăng Minh thời gian gần đây.
Mẹ thân mến, để biết được con có thực sự gặp hội chứng tự kỷ hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ một vài biểu hiện nhỏ như mẹ liệt kê chưa thể kết luận được chắc chắn điều gì. Tuy nhiên, để mẹ cũng như nhiều bậc phụ huynh khác thấu hiểu hơn về hội chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ để có thể dựa vào đó đưa ra những phán đoán, và đưa con đến trung tâm chuyên biệt thăm khám kịp thời, chúng tôi xin phép được chia sẻ những thông tin cơ bản về hội chứng như sau:
I. Trẻ tự kỷ là gì?
Trẻ tự kỷ là một đối tượng trẻ có biểu hiện rối loạn về tương tác và giao tiếp. Còn thường có những hành vi lặp đi lặp lại vô nghĩa và cứng nhắc. Bên cạnh đó, khả năng ngôn ngữ và tương tác hạn chế, khiến những quan hệ xã hội, giao tiếp bị ảnh hưởng không nhỏ. Đây cũng được nhận định là đối tượng trẻ bị khó khăn trong giao tiếp cần cải thiện để sớm tái hòa nhập.
Thậm chí, nhiều trẻ tự kỷ còn tỏ ra khó khăn trong việc thấu hiểu những chỉ dẫn của người lớn. Trẻ có nhiều mong muốn và suy nghĩ nhưng lại không thể thể hiện ra bằng lời nói hay hành động của chính mình.
II. Nguyên nhân trẻ tự kỷ
Có rất nhiều nguyên nhân gây tự kỷ ở trẻ nhỏ, nắm được các nguyên nhân sâu xa sẽ giúp bố mẹ có những biện pháp đề phòng và can thiệp đúng lúc. Cùng tìm hiểu xem các nguyên nhân đó là gì nhé?
1. Do các bệnh lý của mẹ khi mang thai
Mẹ bầu đối mặt với không ít nguy cơ bệnh thai kỳ, một vài bệnh lý mẹ gặp phải khi mang thai cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị khó khăn trong giao tiếp hoặc tự kỷ.
– Rubella: Virus Rubella tấn công mẹ bầu vào tam cá nguyệt đầu tiên có thể gây biến chứng đến não bộ của trẻ, bởi lúc này các ống thần kinh của con đang được hình thành. Sự tác động tiêu cực gây khiếm khuyết này có thể là tác nhân khiến con có những dấu hiệu của tự kỷ hoặc hạn chế giao tiếp
– Sự thiếu hụt tyroxin cũng có thể khiến não bộ thai nhi bị thay đổi và rối loạn, dẫn đến tự kỷ khi con chào đời
– Các bệnh lý về tiểu đường thai kỳ, bé phì, tác dụng phụ của thuốc chống co giật cũng là nguyên nhân nguy hiểm với trẻ nhỏ.
2. Do các khiếm khuyết não bộ
Một trong những nguyên nhân chính của việc trẻ bị khó khăn trong giao tiếp do tự kỷ chính là các khiếm khuyết ở não bộ. Khiếm khuyết não bộ thường xuất hiện do:
– Viêm màng não sơ sinh
– Các chấn thương sọ não
– Bại não
– Thiếu oxy não cho thai nhi và lúc sinh
3. Do di truyền
Một hệ gen bị lỗi có thể là nguy cơ không nhỏ dẫn đến những khó khăn trong giao tiếp của trẻ tự kỷ. Hoặc đơn cử như việc gia đình có bố mẹ, anh chị từng mắc hội chứng này hoặc có vấn đề về giao tiếp, đứa trẻ sinh ra có khoảng 5%-20% “thừa hưởng” lại khiếm khuyết đó.
III. Biểu hiện cho thấy con đang mắc chứng tự kỷ
Những biểu hiện mẹ mô tả ở câu hỏi gửi về cho Đăng Minh cho thấy khá tương đồng với dấu hiệu của hội chứng này. Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi thêm nhiều triệu chứng dưới đây để phỏng đoán và có hướng giải quyết kịp thời , tốt nhất là trước 3 tuổi nhé.
1. Rối loạn ngôn ngữ
Có thể nói, rối loạn ngôn ngữ hay còn gọi trẻ bị khó khăn trong giao tiếp là một trong những biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở đối tượng trẻ này. Các biểu hiện rối loạn ngôn ngữ này bố mẹ không khó để nhận biết trong 3 năm đầu đời của con.
– Con chậm nói, đã 2 – 3 tuổi nhưng chưa nói được nhiều từ đơn hoặc vốn từ hạn chế
– Con hiểu nhưng không thể mô tả lại những gì mình hiểu bằng lời nói hoặc hành vi
– Con có thể không hiểu những lời bố mẹ nói và chỉ dẫn
– Lười giao tiếp, con thường dùng tay chân để mô tả, yêu cầu thay vì cố dùng ngôn ngữ mỗi khi cần sự trợ giúp
– Ở trẻ dưới 1 tuổi, con không có phản xạ hay đáp ứng với tiếng ồn xung quanh hoặc lời gọi của bố mẹ
– Con không tò mò về những thứ mới lạ, không quan tâm đến sự việc xung quanh, không tỏ ra háo hức với những món đồ chơi mới
– Trẻ tự kỷ thường thích ngồi chơi một mình
2. Rối loạn hành vi
Một số biểu hiện đặc trưng về rối loạn hành vi ở trẻ tự kỷ như:
– Con thường xuyên đi nhón gón, đi vòng tròn lặp đi lặp lại
– Khả năng vận động của con chậm chạp
– Xuất hiện nhiều hành vi kỳ lạ như: quá tập trung vào một thứ đang chuyển động, tự làm đau bản thân như cấu, bứt tóc
3. Hạn chế tương tác và giao tiếp bằng mắt
– Không có phản xạ ánh mắt khi được gọi, hay lúc gặp gỡ, chia tay bạn bè, người thân
– Ánh mắt con thiếu linh hoạt, hay nhìn về một phía
Khi mẹ đã chắc chắn được con có nhiều biểu hiện trên đây, cũng là lúc phụ huynh nên đưa con đến các cơ sở y tế hoặc trung tâm chuyên biệt để được thăm khám, đánh giá và đưa ra kế hoạch can thiệp phù hợp nhất. Trẻ bị khó khăn trong giao tiếp có phải tự kỷ không, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trên đây. Mẹ Huệ nói riêng, các phụ huynh khác nói chung nếu còn nhiều thắc mắc liên quan hãy liên hệ Đăng Minh qua hotline 097.948.1988 để được tư vấn, hỗ trợ nhé!