Nguyên Tắc “Vàng” Trong Giáo Dục Trẻ Tự Kỷ Bạn Cần Biết

Lượt xem: 639 lượt Danh mục: Phụ huynh nên biết Trẻ tự kỷ

Có những nguyên tắc “Vàng” trong giáo dục trẻ tự kỷ mà bố mẹ không thể thờ ơ, nếu muốn con sớm được tái hòa nhập và sống đúng với bản thân mình một cách trọn vẹn nhất.

I. Quy tắc 1: Phát hiện – giáo dục trẻ tự kỷ sớm

Phát hiện sớm trẻ tự kỷ sẽ là tiền đề cho giáo dục sau này được suôn sẻ và thành công. Trẻ tự kỷ khi chớm có những biểu hiện cơ bản, được can thiệp sớm sẽ giúp con có khả năng tham gia học văn hóa cùng bạn bè cùng trang lứa, có cuộc sống bình thường và hạnh phúc.

Ngược lại, bố mẹ thờ ơ, không quan tâm phát hiện ra hội chứng này ở con mình, để lâu dài sẽ khiến tình trạng trở nên nặng hơn, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển toàn diện của con sau này. Nặng nề hơn, con rất có thể phải sống chung với hội chứng và những hệ lụy trong suốt cuộc đời, không thể hòa nhập được với cuộc sống.

Những năm tháng đầu đời, đặc biệt trong 2 – 3 năm đầu của trẻ, bố mẹ cần quan sát các mốc phát triển của con, nếu thấy sự bất thường, chậm chạp nào về ngôn ngữ, hành vi, ánh mắt hoặc các biểu hiện tiêu biểu của tự kỷ kéo dài, cần kiểm tra và can thiệp kịp thời.

II. Quy tắc 2: Chọn trung tâm giáo dục cho trẻ tự kỷ uy tín

Bố mẹ không nên tự can thiệp hỗ trợ trẻ tự kỷ tại nhà, mà nên cần sự hỗ trợ của các trung tâm, trường học cho trẻ đặc biệt, vì sao ư?

– Có kế hoạch và giáo trình giáo dục trẻ tự kỷ bài bản khoa học, phù hợp với từng trẻ, các kiến thức mới luôn được cập nhật

– Tư vấn và đồng hành cùng gia đình và các con, khai thác những khả năng đặc biệt của con, và khắc phục những nhược điểm con đang có

– Đội ngũ giáo viên, gia sư được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên nghiệp, tính cách chan hòa.

– Thường xuyên có những đánh giá về trẻ tự kỷ qua từng quá trình đào tạo, trao đổi với gia đình về quá trình cải thiện của con

dao-tao-tre-tu-ky-1

Chọn trung tâm can thiệp chất lượng

Một vài nhóm trung tâm, chuyên gia chất lượng trong việc can thiệp trẻ tự kỷ bố mẹ có thể quan tâm:

– Bác sĩ phòng khám chuyên nhi

– Chuyên gia tâm lý, tâm thần
– Chuyên gia ngôn ngữ

– Chuyên gia trị liệu

– Giáo viên cho trẻ đặc biệt

III. Quy tắc 3: Chú tâm đến kế hoạch giáo dục trẻ tự kỷ

Về cơ bản, các kế hoạch giáo dục đối tượng trẻ đặc biệt này là giống nhau về tri thức, tuy nhiên được áp dụng cho từng con bằng cách nào thì còn phụ thuộc vào tính cách của mỗi trẻ. Chương trình can thiệp thường được thiết lập tùy theo mức độ tự kỷ ở trẻ, và bám sát theo tiến độ phát triển của con

Bố mẹ cần đưa con đến các trung tâm, bệnh viện chuyên khoa tâm lý, trẻ đặc biệt để được kiểm tra bằng các bài test đánh giá, tư vấn và định hướng kế hoạch phù hợp nhất.

Và cũng đừng quên, bố mẹ cũng chính là một phần trong kế hoạch đào tạo đặc biệt này đó nhé. Ngoài đào tạo tại trường, trung tâm, môi trường sống và người thân cũng góp phần quan trọng vô cùng trong việc dạy trẻ tự kỷ.

IV. Quy tắc 4: Thống nhất & Đồng tâm

Tại sao lại nói cần sự thống nhất và đồng tâm? Chúng ta không thể nuôi dạy con tốt nếu như trong gia đình có nhiều bất đồng quan điểm, và sự không thống nhất giữa phụ huynh và thầy cô giáo. Điều này sẽ làm phương pháp giáo dục con bị đảo lộn, thậm chí trẻ tự kỷ khó tập trung vào các bài học của thầy cô, bố mẹ, vì chúng có sự đối lập nhau quá nhiều, thời gian bỏ ra nhiều mà hiệu quả hầu như không có.

dao-tao-tre-tu-ky-2

Bố mẹ cần có sự thống nhất & đồng tâm

Một vài mâu thuẫn có thể xảy ra giữa phụ huynh với nhau, phụ huynh với trung tâm, nhà trường:
– Quan niệm & đánh giá trẻ tự kỷ: Bố mẹ không tin vào những đánh giá của thầy cô về mức độ tự kỷ của con. Hoặc bố mẹ không thống nhất được về các quy tắc dạy trẻ tự kỷ tại nhà

– Không “follow” theo kế hoạch giáo dục trẻ tự kỷ được trung tâm định hướng: Một bộ phận nhỏ bố mẹ tuy đã được đánh giá về mức độ tự kỷ của con, và lên các phương án, kế hoạch đào tạo phù hợp nhất cho con, đã đồng ý và tán thành với trung tâm, nhưng khi về nhà lại không làm theo, phá vỡ các quy tắc đã thông nhất trước đó. Điều này dễ dàng gây ra những tác dụng ngược và làm cản trở các mốc phát triển của con theo dự kiến

V. Quy tắc 5: Kiên nhẫn và yêu thương

Dạy trẻ tự kỷ là cả một hành trình, hành trình đó ngắn hay dài còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường, kế hoạch, tốc độ phát triển, các tác nhân gia đình, bản thân tiếp nhận của con,… Bởi thế, kiên nhẫn và yêu thương cùng là một nguyên tắc không thẻ coi nhẹ.

Bố mẹ kiên nhẫn sẽ giúp trẻ có nền tảng gia đình vững chắc, để tự tin trên hành trình giáo dục, hoàn thiện bản thân. Về cảm xúc, sự yêu thương giữa các thành viên trong gia đình dành cho nhau, và dành cho con, giúp con cảm nhận được nhiều tình cảm, hữu ích trong việc kích hoạt lại những cảm xúc vốn có, hạn chế sự rối loạn biểu cảm. Bên cạnh đó, quy tắc này cũng dạy bé biết yêu thương, san sẻ, thay vì sống khép mình như hiện tại.

Đăng Minh tin chắc rằng, nắm được 5 quy tắc “Vàng” trong giáo dục trẻ tự kỷ trên đây chính là chìa khóa thành công của bố mẹ trên hành trình yêu thương cùng con rồi, vững tin bố mẹ nhé!


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo