Trẻ Tự Kỷ Có Nguy Hiểm Không? Có Chữa Khỏi Được Hay Không?

Lượt xem: 91 lượt Danh mục: Phụ huynh nên biết Trẻ tự kỷ

Trong vô vàn những email, đoạn chat gửi về cho Gia sư Đăng Minh tuần này, chúng tôi nhận thấy đa số phụ huynh đều có nhung một thắc mắc rằng ” Tự kỷ có nguy hiểm không?” và hội chứng này có chữa khỏi được hay không?

Câu trả lời là ” Có”. Vì sao lại có, phụ huynh theo dõi những phân tích cụ thể dưới đây nhé!

Chúng tôi xin phép được trích đoạn một phần trong email mà cha mẹ đã gửi về trung tâm để giải đáp chi tiết hơn.

I. Tự Kỷ Có Nguy Hiểm Không? Có Chữa Khỏi Được Hay Không?

” Chào trung tâm gia sư Đăng Minh, tôi có con gần 2 tuổi, gần đây tôi phát hiện bé có những biểu hiện lạ như hạn chế tập trung giao tiếp với người xung quanh, khó hòa nhập với mọi người, con cũng chưa nói được từ nào, mặc dù tôi đã cố nói chuyện với con rất nhiều. Qua tìm hiểu tôi phát hiện đó có thể là biểu hiện của bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ. Hiện tại gia đình tôi rất hoang mang, không biết phải làm thế nào và cũng không biết rằng bệnh tự kỷ có nguy hiểm không, và nó có chữa được không.
Rất mong nhận được sự hỗ trợ của trung tâm!”
                                                                                                                                                                                                                                                                                   

(Hồng Ngọc – Hà Nội)

tu-ky-co-nguy-hiem-khong-3

Có chữa được chứng tự kỷ hay không?

II. Đáp:

Chào Hồng Ngọc,
Gia sư Đăng Minh rất đồng cảm và chia sẻ cùng tâm trạng của mẹ lúc này. Để trả lời cho thắc mắc mà mẹ đang bận tâm, chúng tôi muốn đính chính lại một điều: ” Tự kỷ không phải là bệnh, tự kỷ là một hội chứng rối loạn về phát triển, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và điều khiển cảm xúc thì đúng hơn.”

1. Tự kỷ có nguy hiểm không

Hội chứng tự kỷ khá nguy hiểm, nó đem lại nhiều hệ lụy không tốt đến trẻ nhỏ như:

Tác động xấu đến sinh hoạt của trẻ hàng ngày: Trẻ tự kỷ đôi khi sẽ gặp phải vấn đề khó khăn trong những sinh hoạt hàng ngày, đơn giản như mặc quần áo, đi giày dép hay đeo balo. Nếu nặng hơn, nhiều trẻ còn không kiểm soát được khả năng đi vệ sinh của mình, phụ thuộc khá nhiều vào bố mẹ.

Ảnh hưởng không tốt đến khả năng giao tiếp: Trẻ không biết cách giao tiếp với thế giới quan và mọi người xung quanh bằng ngôn ngữ hay hình thể. Trường hợp bé nhà mẹ Hồng Ngọc 2 tuổi, nhưng con chưa bi bô trọn vẹn 1 từ nào, cũng khiến con khó thể hiện những điều bản thân mong muốn, dẫn đến việc con có thể tự cô lập bản thân, ngại giao tiếp với người ngoài. Điều này góp phần hạn chế sự giao tiếp và kết nối.

Ảnh hưởng đến tâm lý: Phụ huynh thường thắc mắc rằng “tự kỷ có nguy hiểm không” mà không biết rằng: Chứng tự kỷ kéo dài mà không được can thiệp kịp thời, con dễ rơi vào tình trạng rối loạn tâm lý do thường xuyên gặp phải những khó khăn trong giao tiếp, sinh hoạt mà không có ai hỗ trợ con gỡ rối. Sự thờ ơ và kém quan tâm của cha mẹ cũng khiến con dễ bị tổn thương, trẻ tự kỷ có tâm lý nhạy cảm ơn bất kỳ đứa trẻ bình thường nào. Mẹ nhớ nhé!

2. Tự kỷ có chữa được hay không?

Mẹ thấy đấy , tự kỷ được đánh giá là hội cứng khá nguy hiểm. Còn về thắc mắc tự kỷ có chữa được không, Đăng Minh xin phép được giải đáp như sau: Mức độ chữa trị, rèn luyện thành công hay không còn phụ thuộc vào việc trẻ mắc hội chứng này ở thể nhẹ hay nặng.

tu-ky-co-nguy-hiem-khong-2

Giáo dục và chữa trị cho trẻ tự kỷ là một quá trình cần sự kiên trì

Trẻ mắc tự kỷ thể nhẹ: Có vẻ như bé nhà mẹ Hồng Ngọc đang có những biểu hiện cơ bản của trẻ tự kỷ thể nhẹ. Bé đang gặp phải một vấn đề là hạn chế giao tiếp, và ngôn ngữ cũng chưa hoàn thiện. Tuy nhiên mẹ cũng đừng vội hoang mang, hãy đưa con đến các trung tâm can thiệp, bệnh viện nhi lớn để được kiểm tra xem thực sự con có đang mắc hội chứng này hay không. Còn đúng như con tự kỷ nhẹ, thì chúng ta hoàn toàn có thể hỗ trợ bé khỏi hẳn những biểu hiện đó bằng các biện pháp khoa học cải thiện giao tiếp, tăng tương tác và kích thích bé diễn đạt bằng ánh mắt, ngôn ngữ. Trường hợp bé của mẹ mới được gần 2 tuổi, nên phát hiện sớm sẽ là một lợi thế giúp quá trình dạy trẻ tự kỷ diễn ra thuận lợi và thu được “trái ngọt”, thời điểm lý tưởng để can thiệp hỗ trợ trẻ tự kỷ chính là 24 – 36 tháng tuổi đó mẹ nha.

Trẻ mắc tự kỷ thể nặng: Với đối tượng trẻ này, sẽ mất nhiều thời gian để định hướng, can thiệp hỗ trợ hơn. Tùy vào từng trẻ mà mức độ được cải thiện như thế nào, có trẻ phải gắn bó với các phương pháp can thiệp từ nhỏ đến khi trưởng thành nhưng vẫn kém hoàn thiện hơn các trẻ khác.
Một số các chuyên gia ở Mỹ, ngoài phương pháp trị liệu tâm lý, đã chứng minh được việc dùng vitamin cũng có thể hỗ trợ đắc lực trong việc chữa khỏi các triệu chứng tự kỷ ở trẻ, đây cũng được xem là tin vui cho nhiều bậc phụ huynh có con mắc hội chứng này.

Vậy là chúng tôi vừa giải đáp xong câu hỏi “tự kỷ có nguy hiểm không” của các bậc phụ huynh nói chung và mẹ Hồng Ngọc nói riêng. Tóm lại thì sự phát hiện, can thiệp sớm luôn luôn là tôn chỉ trong mọi hướng giáo dục trẻ tự kỷ. Chúc phụ huynh và các con luôn vững tin, song hành cùng hòa nhập.


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo