Con Bạn Liệu Đang Có Triệu Chứng Trẻ Tăng Động Giảm Chú Ý Không?

Lượt xem: 39 lượt Danh mục: Trẻ tăng động

Trẻ tăng động giảm chú ý dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện của các hội chứng khác, tăng động giảm chú ý nếu không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Hiện nay không ít bố mẹ quan tâm xem con mình có đang mắc chứng này hay không? Và nguyên nhân gây ra hội chứng này là gì?

I. Trẻ tăng động giảm chú ý là gì?

Tăng động giảm chú ý là tình trạng rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ, hội chứng này có thể phát triển đến tuổi vị thành niên và tồn tại đến khi trưởng thành. Trẻ mắc hội chứng này thường có những biểu hiện kém tập trung, tăng động thái quá khó kiểm soát.

tre-tang-dong-giam-chu-y-2

Trẻ có dấu hiệu bị tăng động và giảm chú ý

II. Nguyên nhân trẻ tăng động giảm chú ý

1. Do di truyền

– Trẻ có bố mẹ, anh chị mắc chứng tăng động & giảm chú ý hoặc các rối loạn não bộ tương tự thì có khả năng mắc hội chứng này cao hơn trẻ bình thường.

2. Mẹ có sử dụng chất kích thích khi mang thai

– Chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thuốc phiện, các loại chất kích thích khác,… không những có hại cho sức khỏe chung của trẻ, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, hệ thần kinh của bé. Người mẹ mang thai sử dụng những chất độc hại này dễ ảnh hưởng đến con.

3. Mẹ tiếp xúc với môi trường độc hại khi mang thai

– Theo nghiên cứu của các chuyên gia chăm sóc trẻ em, các chất độc hại mà mẹ tiếp xúc khi mang thai, trẻ sơ sinh sinh ra cũng có nguy cơ cao tăng động giảm chú ý. Chì là một trong những chất độc hại mẹ cần tránh khi có bầu, chì thường có trong các loại son môi, mĩ phẩm thường dùng.

4. Do thói quen sinh hoạt

– Thói quen sinh hoạt của bé cũng quyết định một phần không nhỏ, làm nên những triệu chứng tăng động giảm chú ý đáng lo ngại. Nhiều bé có thói quen xem TV, điện thoại thành nghiện, bố mẹ thường lấy điều đó làm những thỏa thuận để con ăn nhanh, mà không biết rằng những vật giải trí này đang dần lấy đi sự tập trung của con mình.

III. Các Dấu Hiệu Nhận Biết?

Bố mẹ có thể nhận biết trẻ tăng động tăng động & giảm chú ýgiảm chú ý bằng những dấu hiệu sau:

1. Biểu hiện tăng động

– Không chịu ngồi yên : Trẻ hoạt động liên tục, không thể ngồi yên. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy con như được gắn “mô tơ” hoạt động không ngừng, không kiếm soát

tre-tang-dong-giam-chu-y

Trẻ hoạt động không ngừng

– Không thể chờ đợi: Khả năng chờ đợi của con kém hơn bạn bè khác, chính bởi bản thân luôn cảm thấy bồn chồn, nên con không thích hợp tham gia các hoạt động phải chờ đợi như xếp hàng đến lượt chơi, chờ mua kem,…

– Khó giữ yên lặng: Đối tượng trẻ đặc biệt này hoạt động liên tục, nên việc giữ yên lặng cũng là một thử thách, con thích làm ồn, thích gây chú ý với mọi người.

– Thích đặt câu hỏi, nhưng không quan tâm câu trả lời của người khác: Đôi khi trẻ còn buột miệng đưa ra câu trả lời ngay cả khi câu hỏi mình đang đặt ra còn chưa hoàn chỉnh.

– Hay leo trèo, phá đồ: Con hiếu động, leo trèo khắp nơi và bày bừa đồ mà bố mẹ không can ngăn xuể.

– Hay chọc phá bạn bè : trẻ tăng động giảm chú ý thích chơi trò chơi của riêng mình, nhưng không chịu để yên cho người khác, con hay chọc phá bạn bè khi các bạn đang chơi, con cũng dễ dàng có những hành vi nóng giận với các bạn.

– Hay ngắt lời, nói leo hay xen ngang: Ở trẻ đã đi học, dấu hiệu này thể hiện rõ ràng nhất, con không tập trung nhưng lại hay ngắt lời cô giáo, nói leo và xen ngang câu chuyện của bạn bè

2. Biểu hiện giảm chú ý

– Không lắng nghe những gì người khác nói, không bận tâm và ghi nhớ được những nhắc nhở, chỉ dẫn của người lớn

– Không tập trung lâu vào một vấn đề, không duy trì được 1 hoạt động lâu dài. Con chỉ chơi được trò chơi trong một lúc, rồi đổi trò mới

– Không thích thực hiện những nhiệm vụ, yêu cầu của người lớn

– Dễ bị sao nhãng: khi chỉ mới chớm tập trung, con lại dễ bị sao nhãng bởi đơn giản là một tiếng động nhỏ

– Không chú ý đến những chi tiết, dễ mắc lỗi

IV. Trẻ tăng động giảm chú ý có sao không?

Cũng giống như các hội chứng liên quan đến tâm lý khác ở trẻ nhỏ, tăng động giảm chú ý ảnh hưởng nhiều đến phát triển toàn diện của trẻ.

1. Tâm sinh lý

– Trẻ mắc hội chứng này tâm sinh lý thường không ổn định, dẫn đến khó điều khiển được hành vi và cảm xúc, tác động không nhỏ đến cuộc sống. Con trở nên ích kỷ và khó san sẻ, khó gần gũi

2. Học tập

– Chính bởi vừa thiếu tập trung, lại hoạt động liên lục không thể ngồi yên nên kết quả học tập của trẻ tăng động giảm chú ý thường không tốt. Con thường không ngồi yên được phút nào để lắng nghe những bài giảng hoặc hướng dẫn của thầy cô. Việc không tập trung cũng khiến các kiến thức khó khăn thu nạp vào bộ não.

3. Giao tiếp

– Dựa vào những biểu hiện phía trên, đối tượng trẻ này cũng khó nhường nhịn, và thường xuyên gặp khó khăn trong giao tiếp với các bạn bè khác. Con cũng ít khi có nhu cầu quan tâm đến chuyện gì được lâu, nên các mối quan hệ của con như gia đình, bạn bè bị hạn chế

4. Cảm xúc

– Con hay có cảm giác bồn chồn, dễ khó chịu khi có điều không vừa ý, vì vậy các cảm xúc dễ bị rối loạn

Bằng những dấu hiệu trên, bố mẹ có thể tự nhận biết con mình liệu có đang gặp triệu chứng tăng động giảm chú ý hay không? Cần phát hiện sớm hội chứng này để có những biện pháp can thiệp kịp thời, nhằm giúp bé sớm điều chỉnh được sự tập trung và hành động của mình, nếu không sẽ ảnh hưởng nhiều đến con, đặc biệt là quá trình học tập và trưởng thành bố mẹ nhé!


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo