Trẻ Tự Kỷ là gì? Hội Chứng Tự Kỷ Có Di Truyền Không?

Lượt xem: 89 lượt Danh mục: Phụ huynh nên biết Trẻ tự kỷ

Nhiều bậc cha mẹ có con tự kỷ thường luôn mang những trăn trở xung quanh hội chứng này, một trong những băn khoăn lớn nhất chính là “tự kỷ có di truyền không”? Trong bài chia sẻ hôm nay, Gia Sư Đăng Minh xin phép được giải đáp chi tiết cho cha mẹ.

I. Tự kỷ là gì? Trẻ tự kỷ là gì?

Tự kỷ là một hội chứng thường gặp ở trẻ có khiếm khuyết, rối loạn về giao tiếp, tâm trí, hành vi, giác quan và sở thích, điều này lặp đi lặp lại nhiều lần gây nhiều hệ lụy không tốt cho sự phát triển của trẻ.
Trẻ tự kỷ có nguy cơ khó khăn giao tiếp, thể hiện cảm xúc với mọi người, một bộ phận trẻ khó kiểm soát được hành vi và suy nghĩ, dẫn đến khó hòa nhập, đặc biệt là với môi trường mới. Do đó, việc phát hiện sớm những biểu hiện tự kỷ trong 2 năm đầu đời là vô cùng quan trọng.

tu-ky-co-di-truyen-khong-1

Tự kỷ là một hội chứng dễ gặp ở trẻ

Một vài biểu hiện tiêu biểu của tự kỷ mà cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết sớm như:

  1. Giảm tương tác với môi trường: Đây được xem là dấu hiệu cơ bản nhất của chứng tự kỷ ở trẻ. Biểu hiện rõ nhất ở tháng thứ 3, trẻ không cười, ánh mắt không có sự kết nối hay giao tiếp với cha mẹ, người thân. Đến các môi trường mới, trẻ thường không tập trung hào hứng vào những điều mới lạ, thay vào đó, trẻ giới hạn sự quan tâm vào mọi thứ và tự cô lập mình. Trẻ thường không quan tâm đến hành đồng của người khác đang gọi mình, hay đang tìm cách thu hút mình. Ánh nhìn của trẻ lúc này bị phân tán hoặc chỉ tập trung vào thế giới riêng của trẻ.
  2. Rối loạn hành vi: Bên cạnh việc giới hạn tương tác, thì rối loạn hành vi cũng là điều mà cha mẹ cần lưu ý khi thấy con mình có những biểu hiện này. Rối loạn hành vi được hiểu như việc trẻ không kiểm soát được những hành vi của mình với người, đồ vật xung quanh. Trẻ tự do ném đồ hoặc có những hành vi chống đối khi không hài lòng bất cứ việc gì, trẻ thích chơi một mình. Trong một số trường hợp, trẻ tự kỷ còn có những hành động cố tình gây thương tích cho bản thân, hay những người xung quanh. Biểu hiện này được các chuyên gia đánh giá rằng khá nguy hiểm, nhất là khi đưa trẻ đến làm quen với môi trường mới như trường lớp, bệnh viện,…
  3. Rối loạn về ngôn ngữ: Với trẻ nhỏ thường chậm nói, hoặc đã 2 tuổi nhưng chỉ bập bẹ một vài từ quen thuộc, khó diễn tả những điều mình muốn nói bằng lời. Với trẻ 5 tuổi trở lên, sự rối loạn ngôn ngữ được thể hiện bằng những câu từ lộn xộn khi giao tiếp, các từ bị đảo lộn thứ tự biến câu nói trở nên khó hiểu, sai nghĩa, hay nói ngược, nói lắp.Bởi vậy, khi ngôn ngữ của con gặp phải những vấn đề trên, cha mẹ đừng chủ quan mà hãy đưa con đến các trung tâm, cơ sở nhi khoa để được khám cũng như tư vấn kịp thời.
  4. Rối loạn cảm xúc & giác quan: Trẻ tự kỷ thường không kiểm soát được cả cảm xúc lẫn giác quan của mình. Về mặt cảm xúc, trẻ nhỏ có thể dễ dàng tức giận, phấn khích, hay thể hiện tình cảm thái quá.Trẻ cũng hay la hét không nguyên do. Trẻ bị rối loạn giác quan thường xuyên rơi vào trạng thái bị quá tải thông tin, không thể tiếp nhận được nhiều. thậm chí chỉ 2 -3 thông tin cơ bản trong cùng một lúc.Trẻ chỉ có thể nghe hiểu phần nào một cách lần lượt từng chuyện. Về giác quan, trẻ nhiều khi không cảm nhận được những đồ vật gần hay xa mình, không ước chừng được khoảnh cách, tốc độ, thậm chí không cảm nhận được mình đang cầm trên tay một món đồ gì đó hay không, không có ý thức phải cầm giữ món đồ đó
  5. Có những hành động lặp đi lặp lại: Hành động của trẻ lặp đi lặp lại một cách rập khuôn, cứng nhắc. Cha mẹ có thể kiểm tra bằng việc để ý con khi chơi trò chơi xem hành động vui chơi của con có nhàm chán, thiếu sáng tạo. Con có thể chơi món đồ xếp hình chỉ bằng cách cầm các mảnh ghép và ném đi, chứ không sử dụng để ghép thành những hình thù sáng tạo. Trẻ có biểu hiện về hành động trùng lặp cũng thường ít kiên nhẫn và bình tĩnh hơn những đứa trẻ khác

II. Tự kỷ có di truyền không? Những nguyên nhân nào gây tự kỷ?

1. Tự kỷ có phải do di truyền?

Sau phần chia sẻ phía trên, chắc hẳn cha mẹ đã phần nào hiểu kĩ hơn về hội chứng này. Hiểu thêm về chứng tự kỷ sẽ giúp chúng ta có thêm một chìa khóa để mở ra câu trả lời cho câu hỏi “ tự kỷ có di truyền không?”

Theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu Trẻ Tự Kỷ thế giới, sau khi tiến hành nghiên cứu trên hơn 6000 cặp song sinh cho thấy sự di truyền của chứng tự kỷ chiếm khoảng 50%. Có nghĩa là cứ 10 trẻ sơ sinh có bố mẹ từng bị tự kỷ, thì 5 trẻ cũng có những dấu hiệu của hội chứng này và được phát hiện từ khá sớm, thường là trong 2 năm đầu đời. Trong một gia đình có anh, chị, em ruột mắc tự kỷ, thì trẻ còn lại cũng có khả năng cao bị ảnh hưởng hội chứng này.

tu-ky-co-di-truyen-khong-1 (2)

Tự kỷ do di truyền chiếm khoảng 50%

2. Nguyên nhân phổ biến gây ra chứng tự kỷ ở trẻ

Ngoài yếu tố di truyền, hội chứng tự kỷ ở trẻ cũng có thể xuất hiện bởi các nguyên nhân:

– Môi trường sống: Sinh ra và lớn lên trong môi trường có thành viên trong gia đình mắc chứng tự kỷ, mọi hành vi, biểu hiện và ngôn ngữ của người tự kỷ ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến lối sống của trẻ, khiến trẻ dần có những hành vi tương tự.

– Do tổn thương não: Những tổn thương ở não bộ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tự kỷ. Trung tâm não bộ liên quan đến chức năng thể hiện cảm xúc, hành vi & ngôn ngữ bị khiếm khuyết là một ví dụ điển hình

– Các tác nhân khác: Do hóa chất, hay những biến chứng từ quá trình mang thai của người mẹ như bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường, rubella cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, khiến trẻ dễ dàng mắc phải chứng triệu chứng tự kỷ lâm sàng.

Nói tóm lại, thắc mắc “ tự kỷ có di truyền không” được nhiều cha mẹ quan tâm đã được giải đáp bằng câu trả lời “Có”. Ngoài ra, Gia Sư Đăng Minh cũng phân tích thêm về các nguyên nhân, biểu hiện của chứng tự kỷ để các bậc cha mẹ có cái nhìn rõ ràng hơn về hội chứng này.

Tự kỷ không phải là bệnh, nó là một hội chứng. Trẻ bị hội chứng tự kỷ thông thường nhận thức và não bộ sẽ kém hơn các trẻ bình thường khác. Tuy nhiên cha mẹ cũng không nên quá lo lắng khi phát hiện con mình có những dấu hiệu lạ hoặc mắc hội chứng này do di truyền hay do bất kỳ nguyên nhân nào khác. Bởi với thời đại khoa học phát triển hiện đại như ngày nay, mọi vấn đề của con bạn sẽ được giải quyết trọn vẹn bằng các phương pháp trị liệu phù hợp nhất. Điều cha mẹ cần làm là theo sát con, bình tĩnh nhận biết, và phối hợp cùng bác sĩ, hoặc các trung tâm trị liệu xác định phương pháp đúng đắn.

Phát hiện sớm hội chứng này, cha mẹ sẽ có thời gian để lên phương án, can thiệp giáo dục tự kỷ sớm nhất, đem lại cơ hội tái hòa nhập của con một cách nhanh nhất và hoàn chỉnh nhất. Và để quá trình đào tạo, rèn luyện diễn ra một cách khoa học nhất, ngoài kế hoạch tự kích thích giao tiếp cho con tại nhà, cha mẹ nên tìm đến các trung tâm can thiệp để được tư vấn và hiểu hơn về hội chứng, cũng như các khó khăn mà con đang mắc phải.
Gia Sư Đăng Minh tự hào là một địa chỉ an tâm cho cha mẹ, chúng tôi cung cấp giáo viên, gia sư tại nhà cho trẻ tự kỷ, có lộ trình và kế hoạch rèn luyện các kỹ năng hoàn thiện phù hợp với từng trẻ.
Đội ngũ giáo viên trẻ đặc biệt kinh nghiệm, yêu trẻ, chuyên môn cao sẽ giúp các con từng bước thay đổi bản thân mình. Trung tâm có gần 10 cở sở trên khắp Hà Nội để phục vụ nhu cầu của bố mẹ và các con


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo