Dạy Trẻ Tự Kỷ Tại Nhà Khó Hay Dễ? Những Điều Bố Mẹ Cần Biết

Lượt xem: 76 lượt Danh mục: Phụ huynh nên biết Trẻ tự kỷ

Dạy trẻ tự kỷ tại nhà khó hay dễ là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm và phần lớn vẫn chưa tìm ra được lời giải đáp thiết thực. Có quan niệm cho rằng, môi trường tốt nhất để rèn luyện trẻ tự kỷ chính là gia đình, vậy điều này sẽ được lý giải như thế nào?

I. Dạy trẻ tự kỷ tại nhà có khó không?

Câu trả lời là “ Không dễ cũng chẳng khó”.

Nghe có vẻ là một lời giải đáp khá “ nước đôi”, nhưng sau những phân tích dưới đây, Đăng Minh tin chắc rằng các bậc phụ huynh sẽ hiểu. 

Tuy các con có chung những biểu hiện về hội chứng, nhưng mỗi trẻ lại là một cá thể khác biệt, cho nên việc áp dụng phương pháp nào để dạy và trị liệu tại gia còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, khó có thể kết luận về mức độ khó dễ của vấn đề này. 

Chúng ta có thể đưa ra những giả thiết như sau:

– Trường hợp trẻ có hội chứng tự kỷ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình: Nhiều bậc phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện ra những biểu hiện lạ, tìm hiểu và tự có những biện pháp rèn luyện tại gia cho con một cách dễ dàng, sau một thời gian nếu không cải thiện sẽ nhờ các chuyên gia can thiệp. 

– Trường hợp trẻ gặp hội chứng này ở mức độ nặng hơn: Phụ huynh thường rơi vào cảm giác hoang mang, lo lắng và không biết phải lên kế hoạch rèn luyện trẻ tại nhà như thế nào. Việc triển khai dạy trẻ tự kỷ tại nhà lúc này trở lên khá là khó khăn, và bắt buộc cần đến sự can thiệp của chuyên gia, hoặc các trung tâm gia sư can thiệp

day-tre-tu-ky-tai-nha-1

Dạy trẻ tự kỷ ở nhà khó hay dễ phụ thuộc vào nhiều yếu tố

II. Phương pháp dạy trẻ tự kỷ tại nhà hiệu

Cho dù có nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia hay không, thì việc lên kế hoạch dạy trẻ tự kỷ tại nhà cũng cần có những phương pháp và lộ trình phù hợp. Phụ huynh không nên áp dụng tùy tiện các phương pháp hay bỏ giữa chừng, nói cách khác, rèn luyện cho trẻ tự kỷ tại nhà cần kiên nhẫn và bài bản mới đạt hiệu quả.

1. Phương pháp dạy trẻ tự kỷ tại gia hiệu quả

Ngôn ngữ: Trẻ tự kỷ thường khó khăn trong giao tiếp, diễn đạt những điều mình mong muốn thành lời, điều này bất kì phụ huynh nào hầu như cũng biết, nhưng làm thế nào để giúp con thoát khỏi những khó khăn đó thì lại là một câu chuyện khác. 

Đầu tiên, cần lắng nghe, để ý để thấu hiểu ngôn ngữ của con, con thường nói gì, làm cách nào để diễn tả cảm xúc yêu, ghét, giận hờn hay mỗi khi cần làm điều mình muốn. Thấu hiểu được các sắc thái thể hiện của con, phụ huynh sẽ từ từ tìm được cách giao tiếp “cùng pha” với con, cho con cảm giác được thấu hiểu, và đồng thới khuyến khích được con tự tin nói ra điều con muốn, rồi chỉnh sửa cho con bằng chính lời nói của mình. 

Điều cấm kỵ trong phương pháp này chính là tuyệt đối không được làm thay con bất kỳ chuyện gì. Chỉ cần con diễn tả thứ con muốn, dù câu chữ chưa trọn vẹn, nhưng hãy tỏ ra thấu hiểu điều con nói, và hướng con đến việc tự bản thân phải làm việc đó. Ví dụ: Con muốn lấy món đồ chơi, nhưng diễn đạt lộn xộn, chỉ cần phụ huynh tỏ ra hiểu, và khuyến khích con đi tự đi lấy, dần dần sẽ giúp con hoàn thiện hơn kỹ năng giao tiếp.

Cử chỉ: Thay vì để trẻ tự kỷ tự chơi một món đồ chơi của chúng với một cách chơi nghèo nàn, phụ huynh có thể cùng con chơi món đồ theo một cách khác, hóa thân làm người bạn của con, thay vì những hướng dẫn cứng nhắc, con không thể tập trung. Ví dụ, với 1 tờ giấy, thông thường, trẻ mắc hội chứng này thường chỉ dùng giấy để xé vụn và bày bừa, phụ huynh có thể cùng chơi bằng cách gấp thành các hình thù thú vị như thuyền, máy bay, cái áo… để thu hút và gây sự sáng tạo cho con.

Theo dõi, có những lời dặn dò mỗi khi trẻ có những cử chỉ lạ như hành động rập khuôn, lặp đi lặp lại, ném đồ vô lý do, tự cào cấu bản thân, thay vào đó phụ huynh có thể dùng các hình thức khen thưởng bằng quà tặng mà bé thích, sticker ngộ nghĩnh để khích lệ con thay đổi hành vi.

khen-thuong-tre-tu-ky

Lập bảng thành tích để khen thưởng, khích lệ con

Cảm xúc: Rèn luyện cảm xúc là một việc được cho là khá “khó nhằn” trong quá trình dạy trẻ tự kỷ tại nhà. Nhưng không có nghĩa là phụ huynh không thể thực hiện bài học này cho con. Các nhà tâm lý cho rằng, trẻ tự kỷ hầu hết đều thiếu tình thương, hoặc con không cảm nhận đủ tình yêu thương của bố mẹ. Các con thường bị rối loạn cảm xúc, dễ cáu giận với người xung quanh, dễ la hét không kiểm soát. 

Phụ huynh chịu khó dành thời gian nói chuyện hàng ngày với con, chia sẻ về những việc trải qua của cả bố mẹ và con. Bên cạnh đó, đừng quên bày tỏ cảm xúc yêu thương, quan tâm một cách dễ dàng để con cảm nhận được. Cảm xúc được coi như là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, khi cảm xúc của con hài hòa, cảm nhận được tình yêu thương sẽ bớt tâm lý tức giận, lo sợ, thiếu tự tin, từ đó con thoải mái tiếp nhận và giao tiếp hơn.

2. Kỹ năng cần có giúp bố mẹ trở thành “gia sư” tuyệt vời cho trẻ tự kỷ

Để áp dụng những phương pháp rèn luyện trên một cách thành thục và hiệu quả nhất, phụ huynh cần có một số kỹ năng dưới đây:

Kiên trì và đồng lòng: Kỹ năng hàng đầu cần có nếu phụ huynh có kế hoạch rèn luyện cho con tại nhà. Quá trình rèn luyện sẽ gặp rất nhiều khó khăn và vất vả, chỉ cần chút nản chỉ là chúng ta có thể là người thua cuộc trước chính vấn đề của mình. Bố không đồng lòng với mẹ, hoặc bố mẹ quan điểm trái ngược với ông bà cũng khiến “giáo trình” của chúng ta đổ bể. Hơn nữa, trẻ tự kỷ thường kém kiên nhẫn với mọi sự việc, nếu phụ huynh không làm gương bền bỉ thì có thể sẽ khiến quá trình rèn luyện bị tác dụng phụ, khiến con mất niềm tin vào sự tập trung, kiên định.

Theo dõi và hòa nhập: Không có gì hiệu quả hơn bằng việc bố mẹ chịu khó quan sát hành động, ngôn ngữ của con, để thấy được sự bất thường hay thay đổi tiến bộ từng ngày. Việc phụ huynh hòa nhập vào thế giới của trẻ sẽ giúp bố mẹ thấu hiểu và gần gũi hơn với con, con cũng sẽ dễ dàng chia sẻ cảm xúc và giao tiếp mở lòng hơn với những người yêu thương mình.  

Giao tiếp bằng mắt: Phụ huynh có thể lên mạng tìm thêm nhiều trò chơi về giao tiếp bằng mắt để tập cùng con, duy trì tần suất nhìn nhau sẽ giúp trẻ bị thu hút hơn.

Hỗ trợ bằng lời nói hoặc hành động: trẻ tự kỷ thường khó khăn trong việc hình dung để làm một việc gì đó, ví dụ như việc tự mặc quần áo hay đi giày dép. Phụ huynh dạy trẻ tự kỷ tại nhà cần có kỹ năng diễn đạt tốt để hỗ trợ con tự làm bằng lời nói giúp con làm theo hướng dẫn, hoặc bằng những hành động mô tả kích thích sự tư duy tượng hình để làm theo. Không dùng lời lẽ mang tính chất tiêu cực cho trẻ

Chờ đợi đến lượt: Người ta thường nói “ người lớn là tấm gương của trẻ nhỏ” quả không sai, bố mẹ luôn cần chú ý đến việc xếp hàng chờ đến lượt để tạo cho trẻ tấm gương về ý thức cũng như sự kiên nhẫn. Đây là một kỹ năng của bố mẹ tác động nhiều đến kỹ năng giao tiếp của trẻ

Kích thích nhu cầu: Phụ huynh trau dồi những tình huống kích thích nhu cầu cho con như cho trẻ lựa chọn, bởi trẻ mắc hội chứng này thường ít nhu cầu và ít bận tâm. 

III. Có nên tìm gia sư cho trẻ tự kỷ?

Đương nhiên là “Có”. Sau tất cả, ngoài việc dạy trẻ tự kỷ tại nhà, phụ huynh nên tìm đến các chuyên gia, các trung tâm gia sư cho trẻ tự kỷ để nhờ tư vấn về một lộ trình thích hợp và đúng đắn nhất cho con mình.

Bởi giáo dục cho đối tượng trẻ này cần có một chương trình phù hợp với từng cá thể, mới giúp trẻ tái hòa nhập một cách tự nhiên và nhanh chóng nhất. 

day-tre-tu-ky-tai-nha

Gia sư cho trẻ tự kỷ sẽ gúp con sớm tái hòa nhập và giao tiếp bình thường

Trung tâm can thiệp sớm Đăng Minh hiện có 2 hình thức dạy học cho trẻ bố mẹ có thể tham khảo thêm đó là:

  • Gia sư cho trẻ tự kỷ tại nhà dạy kèm 1 – 1 với ưu điểm là tiết kiệm thời gian đi lại đưa đón cho phụ huynh, quá trình học sẽ hiệu quả hơn vì lớp học chỉ có cô và trò. Tuy nhiên, việc học tại nhà sẽ cần phải có người ở nhà, có địa điểm học và học phí sẽ cao hơn ở trung tâm một chút
  • Hình thức lớp học can thiệp sớm tại trung tâm (bán trú): Với hình thức học này phụ huynh sẽ đưa con đến trung tâm và việc còn lại sẽ là của nhà trường và giáo viên. Việc học tại trung tâm sẽ giúp con nhanh hòa đồng hơn vì có bạn học cùng lớp với những hoạt động, trò chơi tập thể.

Với 2 hình thức học trên phụ huynh có thể tham khảo và đưa ra lựa chọn tốt nhất cho con. Trung tâm sẽ tư vấn chi tiết hơn về hình thức học, địa điểm học phù hợp, lựa chọn giáo viên và tình trạng của con qua số điện thoại : 097 948 1988


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo