Nắm bắt nhu cầu của trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ tạo tiền đề vững trãi trong việc hoàn thiện và đưa các con sớm hòa nhập hơn. Tuy nhiên, để thực sự hiểu được nhu cầu của đối tượng trẻ này, phụ huynh cần trau dồi kiến thức qua các tiêu chí dưới đây.
I. Chậm phát triển là gì?
Thật khó hình dung, nhưng bố mẹ cần hiểu rõ ràng về khái niệm này. Chậm phát triển trí tuệ được xem như là một dạng khiếm khuyết phát triển não bộ, trẻ gặp hội chứng này thường có thể lực và tư duy chậm phát triển hơn bạn bè khác, khả năng cao kết quả học tập của con cũng bị ảnh hưởng và hạn chế.
Mặc dù nhiều hệ lụy tiêu cực là thế, nhưng bố mẹ cũng chớ nên quá lo lắng, muộn phiền. Bởi hội chứng này nếu được phát hiện và can thiệp sớm, con hoàn toàn có thể đi học và phấn đấu cùng bạn bè đồng trang lứa đó nhé. Mỗi đứa trẻ đều có thế mạnh của riêng mình, bố mẹ hãy đồng hành và cùng con phát triển.
II. Trẻ chậm phát triển biểu hiện như nào
Bố mẹ sẽ sớm tìm ra những nhu cầu của trẻ chậm phát triển trí tuệ nhờ các biểu hiện tiêu biểu của hội chứng như:
– Con gặp nhiều khó khăn trong việc tự ra quyết định khi học tập hoặc trong cuộc sống. Bằng các bài test IQ, nếu chỉ số IQ của con nhỏ hơn 70 thì có thể nhận định trẻ đang rơi vào hội chứng chậm phát triển trí tuệ. IQ hạn chế khiến khả năng xử lý tình huống của con cũng khiêm tốn hơn.
– Nhóm 3 kỹ năng chính của con như ngôn ngữ – kỹ năng xã hội – kỹ năng thực hành gặp vấn đề, con chậm nói, kém tương tác giữa các mối quan hệ và khó khăn trong việc tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân. Tất cả cũng có thể là biểu hiện của trẻ chậm phát triển.
– Bố mẹ có thể phát hiện con mình có gặp hội chứng này không trong 2 năm đầu đời qua các mốc phát triển hoặc một vài trường hợp trẻ biểu hiện không rõ, thì chúng ta sẽ mất nhiều thời gian hơn để nhận biết các dấu hiệu
– Sự bận tâm về thế giới xung quanh của con bị hạn hẹp, thập chí con không mấy quan tâm đến môi trường và những người xung quanh
– Các mốc phát triển cơ bản như lật, lẫy, ngồi, bò, đứng, đi… đều chậm hơn những đứa trẻ khác, cử chỉ các ngón tay, chân kém linh hoạt và chậm chạp
– Khi học tập, con tiếp thu cũng kém hơn và lóng ngóng khi làm theo hướng dẫn của người lớn
– Trí nhớ của trẻ mắc hội chứng này khá ngắn hạn, nên nhu cầu của trẻ chậm phát triển trí tuệ về việc phải ghi nhớ hầu như là không có
– Con chậm nói, tương tác kém nên giao tiếp với những người xung quanh cũng gặp không ít khó khăn, bởi vậy nhiều trẻ chậm phát triển thích sống khép mình
– Trẻ ở mức độ nặng không có khả năng làm những việc đơn giản như tự đi giày dép, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân… tất cả phải nhờ sự trợ giúp của bố mẹ
– Tính cách và hành vi bốc đồng, dễ lặp lại nhiều hành vi vô nghĩa
III. Trẻ chậm phát triển vì nguyên nhân nào?
Yếu tố cuối cùng để xác định được nhu cầu của trẻ chậm phát triển trí tuệ là tìm ra nguyên nhân của hội chứng này. Cùng Đăng Minh tìm hiểu xem đó là những nguyên nhân nào nhé?
1. Do di truyền
– Bố mẹ có những bất thường về hệ thần kinh, não bộ hoặc gặp phải các bệnh lý gây biến chứng cho não bộ có nguy cơ di truyền đến con từ 25 – 30%. Cũng có thể trong quá trình mang thai, mẹ gặp phải những biến đổi lạ thường về chuyển hóa, sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và não bộ của con, dẫn đến trẻ chậm phát triển trí tuệ.
– Duy trì thói quen sinh hoạt không lành mạnh suốt thai kỳ, đặc biệt trong 3 tháng đầu là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến con chậm phát triển hơn. Có thể kể đến như thói quen thức khuya, rượu bia, thuốc lá, sử dụng chất kích thích,… đểu được khuyên không những ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, mà còn gây ra những hệ lụy tiêu cực về não bộ
– Việc nhiễm virus trong quá trình mang thai, ký sinh trùng từ thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm phát triển trí tuệ
– Người mẹ gặp tình trạng cao huyết áp, làm giảm lưu lượng máu để nuôi bào thai, khiến não bộ của con không đủ oxy và máu để phát triển toàn diện
2. Do môi trường
Hóa chất và thuốc trừ sâu xuất hiện nhiều xung quanh môi trường sống được đánh giá là siêu độc hại đối với sự phát triển của não bộ. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt hoặc không hợp lý, nguồn thực phẩm không đảm bảo cũng làm sự phát triển của não bộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
3. Do các bệnh tật khác
Các bệnh lý như viêm màng não, quai bị, thủy đậu, sởi cũng có thể tác động không nhỏ đến não bộ của trẻ, những biến chứng của bệnh lý có thể là nguyên nhân gây khiếm khuyết não bộ, chậm phát triển.
Tóm lại, việc hiểu được nhu cầu của trẻ chậm phát triển trí tuệ là rất cần thiết, hi vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bố mẹ an tâm đồng hành cùng con trên mọi hành trình yêu thương.