Trẻ Gặp Khó Khăn Trong Học Tập – Biểu Hiện Và Cách Khắc Phục

Lượt xem: 700 lượt Danh mục: Tin tức

Là bố mẹ, ai cũng mong muốn con mình bên cạnh phát triển thể chất khỏe mạnh, thì thành tích học tập cũng cần hoàn thiện Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng nắm bắt được tình trạng học của con, để can thiệp và nhắc nhở kịp thời. Vậy trẻ gặp khó khăn trong học tập có những biểu hiện như thế nào, làm cách nào để giúp con cải thiện kết quả học tập hơn?

tre-gap-kho-khan-trong-hoc-tap.jpg

I. Nguyên nhân trẻ gặp khó khăn trong học tập là gì?

Nếu không hiểu rõ các nguyên nhân con gặp khó khăn khi học tập, e rằng phụ huynh khó có thể tìm ra biện pháp hỗ trợ con đúng đắn. Bởi vậy, bố mẹ chớ bỏ qua những dòng chia sẻ hữu ích này của Đăng Minh nhé.

1. Do con thiếu tập trung

Theo phân tích từ ngành giáo dục, phần lớn học sinh khi mới bước vào giai đoạn đầu và cuối cấp (học sinh tiểu học, học sinh lớp 6, 9, học sinh lớp 11,12) thường gặp tình trạng thiếu tập trung khi học tập. Chính sự thiếu tập trung này khiến cho kết quả học tập của con bị ảnh hưởng không nhỏ, nhất là khi thiếu sự quan tâm và quản lý của gia đình.

Trẻ tăng động giảm chú ý cũng có thể có kết quả học tập không tốt do con quá tập trung năng lượng vào việc vận động, và không thể tập trung kiên trì làm một việc gì đó.

tre-gap-kho-khan-trong-hoc-tap-1.jpg
Group of elementary school children in the classroom. Little boys are passing notes to each other.

2. Con mắc các hội chứng liên quan đến khiếm khuyết não bộ

Một vài hội chứng thường gặp khác ở trẻ nhỏ có ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, từ đó làm giảm trí thông minh, khả năng tiếp nhận kiến thức của con khó khăn hơn. Có thể kể đến như: trẻ chậm phát triển trí tuệ, mất thính lực, tự kỷ mức độ nặng,…

3. Do tính cách và cảm xúc bất thường

Ở một số trẻ, tính cách và cảm xúc bất thường cũng là tác nhân không nhỏ dẫn đến việc con gặp nhiều khó khăn trong học tập. Bởi một nguyên nhân nào đó như rối loạn tâm lý do hoàn cảnh gia đình, thiếu yêu thương từ bố mẹ, thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng bởi tích cách tiêu cực của các thành viên thường tiếp xúc,… cũng khiến những tính cách và cảm xúc của con dần trở nên bất thường.

Con cục xúc hơn, kém hợp tác hơn nên việc học trên lớp hoặc ở nhà dễ gây ra những hành động chống đối, không hợp tác. Kết quả học tập vì thế mà cũng không được tốt.

II. Biểu hiện của trẻ gặp khó khăn trong học tập

Trẻ gặp khó khăn trong học tập về lâu dài chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực như stress, áp lực về thành tích, tự ti với thầy cô và bạn bè, thậm chí dẫn đến trầm cảm. Những “cú trượt dài” trong học tập có thể là tiền đề xấu với nền tảng kiến thức của con sau này.

Bởi vậy, bố mẹ cần quan tâm và sớm phát hiện những biểu hiện khó khăn khi học của con, để có biện pháp kịp thời can thiệp nhất nhé.

– Kém tập trung: Dấu hiệu dễ dàng tập trung nhất, bố mẹ có thể hỏi han thầy cô về biểu hiện học tập của con trên lớp. Nếu con thường xuyên không chịu ngồi yên nghe giảng, thường xuyên trêu chọc bạn ngồi bên, không để ý lời thầy cô … cho thấy con đang bị mất tập trung tột độ

– Đánh trống lảng khi được hỏi: Trẻ gặp khó khăn trong học tập thường không mấy hợp tác với những câu hỏi, đặc biệt những câu hỏi về học tập. Bởi các kiến thức của con không vững chắc, nên con thường biện những lý do cá nhân như đau bụng, buồn ngủ,… để từ chối trả lời câu hỏi từ người lớn

– Giao tiếp, phát âm kém: Giao tiếp và phát âm cũng là một biểu hiện nhận biết ở trẻ học tập khó. Bởi không có thế mạnh về ngôn ngữ, con cũng ngần ngại phát biểu bài và không tự tin hiểu hết những bài giảng.

– Con sợ đi học, chán học: Trẻ khó khăn học tập thường có kết quả học tập kém, chính điều này vô tình góp phần khiến con cảm thấy chán học và sợ đến trường hơn

– Kết quả học tập kém, sụt giảm: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất, nhưng phải mất thời gian bố mẹ mới nhận ra. Trẻ khó khăn khi học phần lớn đều có kết quả học tập không như kỳ vọng.

III. Làm thế nào để cải thiện kết quả học tập cho con?

Để cải thiện kết quả cho trẻ gặp khó khăn trong học tập, bố mẹ không nên sử dụng các biện pháp ép buộc sẽ khiến con có thái độ chống đối.

1. Làm biện pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý chính là ưu tiên số một với đối tượng trẻ này. Mẹ có thể đưa ra những thỏa thuận về kết quả học tập. Nếu con đạt điểm cao bố mẹ sẽ thưởng cho con món đồ mà bé thích ( đương nhiên là trong phạm vi cho phép và vừa phải thôi nhé), nếu con không chăm chỉ học tập và đạt điểm kém thì con phải chịu một hình phạt tương xứng nào đó.

Ngoài ra, hãy giúp con lên những kế hoạch mục tiêu và thời gian biểu, để con có lối sống và học tập khoa học, có ý thức và quy củ hơn.

2. Tìm trung tâm gia sư tại nhà/ tại trung tâm uy tín nhờ hỗ trợ

Ngoài liệu pháp tâm lý, tìm cho con một gia sư tại nhà hoặc tại trung tâm uy tín là một việc làm hết sức cần thiết. Với trẻ gặp khó khăn trong học tập, gia sư có kinh nghiệm sẽ rất hữu ích cho kết quả của con.

tre-gap-kho-khan-trong-hoc-tap-1.jpg

Đăng Minh là một địa chỉ như thế, chúng tôi cung cấp đội ngũ gia sư có nhiều năm kinh nghiệm giáo dục cũng như tâm lý. Khác với các trung tâm khác, bên cạnh trau dồi kiến thức vững chắc cho các con, gia sư của Đăng Minh còn có những liệu pháp tâm lý hỗ trợ, để các con hợp tác hơn, vui vẻ đón nhận và tiếp thu kiến thức hơn.

Đăng Minh nhận gia sư Tiểu học – THCS – THPT các bộ môn, sẵn sàng tư vấn Miễn Phí cho bố mẹ khi cần. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ hotline 097.948.1988.

Trẻ gặp khó khăn trong học tập sẽ không đáng lo ngại nếu như bố mẹ quan tâm và phát hiện, can thiệp sớm. Đừng lo lắng, hãy để Đăng Minh đồng hành cùng bố mẹ và con trên hành trình tri thức đầy yêu thương nhé.


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo