Trẻ Tự Kỷ Hay La Hét: Nguyên Nhân Và Hướng Giải Quyết

Lượt xem: 40 lượt Danh mục: Tin tức

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, la hét là hành động bộc phát mà chính trẻ tự kỷ cũng không kiểm soát được. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ hay la hét, ăn vạ và cách xử lý trong các trường hợp đó?

I.Hiểu Đúng Nhất Về Chứng Tự Kỷ Ở Trẻ

Đầu tiên các bậc cha mẹ cần hiểu rằng Tự Kỷ không phải là bệnh lý, vậy nên nó hoàn toàn không có thuốc đặc trị. Tự kỷ là hội chứng xuất hiện do di truyền, sự rối loạn trong phát triển não bộ hay biến đổi gen, mẹ mắc một số bệnh trong thai kỳ hay trẻ gặp sang chấn tâm lý quá mạnh …..

La hét là biểu hiện thường thấy ở trẻ tự kỷ

Điều đáng nói là số trẻ mắc tự kỷ đang ngày càng tăng lên, khi bị tử kỷ trẻ có xu hướng ít tương tác xã hội, không hoặc rất ít chia sẻ cảm xúc, sự quan tâm với mọi người. Trẻ chậm nói, phát âm vô nghĩa, la hét, ăn vạ ….

II. Vì Sao Trẻ Tự Kỷ Hay La Hét?

  • Thể hiện cảm xúc: Trẻ tự kỷ hay la hét chính là cách chúng biểu đạt cảm xúc, sự hài lòng hay không hài lòng với một hành vi, một tiếng động ….Thông thường, trẻ sử dụng những tiếng la hét để biểu đạt sự khó chịu khi mà khả năng nói bị hạn chế. Thêm nữa, ở giai đoạn từ 1 tới 3 tuổi trẻ có những nhận thức, hình thành cái tôi riêng. Giao tiếp hạn chế khiến trẻ tức giận, gào khóc.
  • Sự nhạy cảm quá mức của các giác quan: Với những bé hay la hét trước khi đi ngủ hay có một âm thanh nào đó cha mẹ cần hiểu rằng chúng đang phản ứng lại với những tiếng động đó. Trẻ tự kỷ thường rất nhạy cảm với một màu sắc, mùi vị hay âm thanh nào đó, có thể tiếng còi xe, những âm thanh nhân tạo …..Sự khó chịu sinh ra những tiếng la hét.
  • Trẻ muốn thu hút sự chú ý: Đa phần trẻ tự kỷ thích chơi một mình nhưng điều đó không có nghĩa tất cả. Đôi khi do trẻ không thể biểu đạt mong muốn khiến chúng không thể hòa nhập. La hét, quậy phá là cách trẻ gây sự chú ý.
  • Do bản tính: Tuy lầm lì, hạn chế giao tiếp với người khác nhưng trẻ tự kỷ la hét cũng đôi khi bắt nguồn từ nguyên nhân di truyền. Sự nóng giận, bực tức giống như một thành viên trong gia đình.

III. Hướng Giải Quyết Khi Trẻ Tự Kỷ Hay La Hét

1.Biện pháp xử lý con la hét ngay lập tức

  • Xoa dịu những bực tức, an ủi trẻ bằng tình thương bao la của mình. Bạn cũng cần có chiến lược như phớt lờ hành động la hét một cách hợp lý.
  •  Không nóng giận, bực tức mà hãy yên lặng, quan sát, theo dõi để tìm ra nguyên nhân hay mong muốn ở trẻ.
  • Đáp ứng những yêu cầu xứng đáng của trẻ, điều này không đồng nghĩa với việc để trẻ tự do muốn gì được lấy. Kiểm soát ham muốn theo độ tuổi để việc uốn nắn trở nên dễ dàng hơn.
Xoa dịu cơn bực tức bằng sự mềm mỏng của bạn

2. Biện pháp xử lý lâu dài

Cái ôm ấm áp giúp trẻ bình tĩnh hơn
  • Làm bạn với trẻ nhiều hơn: Lắng nghe, tâm sự để biết những mong muốn, sự thay đổi tâm sinh lý ở mỗi giai đoạn phát triển. Nói chuyện giúp bạn hiểu trẻ và chỉ có tình yêu thương mới giúp trẻ tự tin vượt qua mọi khó khăn.
  • Tuyệt đối không đánh mắng, quát tháo hay sử dụng bạo lực: Điều này chỉ khiến trẻ càng cảm thấy khó chịu, tức giận chứ không thể khiến trẻ sợ để từ bỏ việc la hét.
  • Hãy luôn khen ngợi khi trẻ làm đúng hay sự động viên bằng ánh mắt, nụ cười, một chiếc ôm ấm áp.
  • Tìm kiếm thông tin trong sách, báo, internet để hiểu hơn về hội chứng tự kỷ để thấu cảm và có biện pháp can thiệp tốt nhất.
  • Chia sẻ tình trạng của trẻ cho mọi người thân, bạn bè, hàng xóm để họ hiểu và cảm thông cũng như có biện pháp xử lý tốt nhất mỗi khi trẻ ăn vạ, la hét.
  • Cho trẻ không gian riêng tư: Cách điều trị trẻ tự kỷ tại nhà rất cần tạo dựng cho trẻ không gian riêng tư. Sự kích ứng quá mức với âm thanh, ánh sáng khiến trẻ mất kiểm soát và càng làm cho tình trạng nặng thêm.
  • Đánh lạc hướng bằng một món đồ: Khi thấy trẻ đang có những biểu hiện bực tức, nóng giận hãy đánh lạc hướng trẻ bằng một món đồ chơi mới. Điều này giúp chúng quên đi sự bực tức.
  • Đưa trẻ tới các trung tâm can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ: Dù tình yêu thương, bao bọc của cha mẹ tốt tới đâu thì trẻ cũng khó có thể cải thiện tình trạng nếu chỉ ở nhà. Đưa trẻ tới các lớp dạy trẻ tự kỷ tại các trường chuyên biệt mới là biện pháp lâu dài và tốt nhất cho trẻ. Tại đây, trẻ có phác đồ can thiệp chuyên sâu đúng theo lứa tuổi, tình trạng. Những giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ giúp trẻ cải thiện và phục hồi các chức năng còn hạn chế. Những giờ can thiệp 1 – 1 kết hợp với những giờ vui chơi tập thể giúp trẻ học hỏi các kỹ năng nhanh hơn. Thêm nữa, tại các trung tâm dạy trẻ tự kỷ có đủ thiết bị, máy móc can thiệp hỗ trợ quá trình đưa trẻ trở về quỹ đạo phát triển.

Một lần nữa, cảm ơn quý phụ huynh đã đón đọc bài viết này!


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo