Dấu Hiệu Trẻ Tự kỷ 18 Tháng Cha Mẹ Cần Đặc Biệt Lưu Ý

Lượt xem: 50 lượt Danh mục: Tin tức

Việc nhận biết những dấu hiệu trẻ tự kỷ 18 tháng một cách sớm nhất nhằm có kế hoặc can thiệp, điều trị kịp thời, giúp trẻ sớm quay lại trường học, vui chơi và có cuộc sống như bao bạn bè.

I.Những Dấu Hiệu Trẻ Tự kỷ 18 Tháng

1.Không chỉ và nhìn theo ngón trỏ vào đồ vật

Nếu như trẻ không nhìn vào bố mẹ, đưa ngón tay trỏ chỉ vào món đồ nào đó trẻ muốn, trẻ thích thì đó là một biểu hiện sớm của trẻ mắc chứng tự kỷ. Ngay cả khi, bố mẹ chỉ vào đồ vật nào đó nhưng ánh mắt sự quan tâm của trẻ lại không hướng theo cũng là lúc bạn cần thực sự để ý tới đứa con thân yêu của mình.

2. Trẻ không quan tâm tới mọi sự vật, sự việc xung quanh

Với những dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 1 tuổi hay 18 tháng sẽ là rõ ràng nhất nếu trẻ không quan tâm tới mọi người xung quanh. Trẻ không thích việc chơi cùng bạn bè, không quan tâm tới sự thay đổi của ai đó, không biết ôm, thơm hay chia sẻ cảm xúc với các thành viên trong gia đình. Trẻ thích chơi một mình, hay gào khóc khi không hài lòng …

3. Trẻ tránh tiếp xúc bằng mắt

Giao tiếp bằng ánh mắt, nụ cười, điệu bộ là một phần không thể thiếu với những trẻ nhỏ bình thường. Trẻ tự kỷ sẽ không thực hiện phương pháp giao tiếp này, ánh mắt không có điểm nhìn, không có mục đích. Đặc biệt, khi đã ở giai đoạn 18 tháng, trẻ đã có thể nhận biết rất rõ về thế giới xung quanh thì điều này có thể khẳng định trẻ đang gặp vấn đề về nhận thức, thần kinh hay mắc hội chứng tự kỷ.

4. Phản ứng mạnh khi được cha mẹ bồng, bế, ôm, hôn

Một trong những dấu hiệu trẻ tự kỷ trước 2 tuổi mà cha mẹ có thể nhận biết đó chính là phản ứng mạnh khi được cha mẹ ôm, hôm hay bồng bế …điều mà những đứa trẻ bình thường vô cùng thích thú. Tất nhiên, kèm theo đó là trẻ không dơ tay ra đòi bế, không thích sự có mặt của bất kỳ ai đặc biệt người lạ.

5. Những hành động lặp lại nhiều lần

Trẻ có thể nghịch món đồ chơi cả ngày theo đúng một cách thức hay nhìn lên quạt trần hàng giờ không chán. Thậm chí chỉ với đôi bàn tay trẻ có thể bẻ, xoay nhiều giờ. Khi đó, bạn cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để khám và kiểm tra nhằm xác định tình trạng của trẻ.

6. Ăn những đồ vật xung quanh

Trẻ mắc tự kỷ còn có xu hướng ăn, nuốt các đồ vật xung quanh như: Đồ chơi, ga giường …..thích làm các động tác mạnh lên cơ thể như: Cào, cấu ….gây thương tích cho bản thân và người xung quanh. Thế nhưng, trẻ hoàn toàn không đau, không kêu khóc.

7. Chỉ gắn bó với một món đồ chơ

Trẻ tự kỷ thích một món đồ vật và luôn mang theo bên mình

Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 18 tháng có thể chưa rõ ràng nhưng nếu cha mẹ thấy trẻ chỉ thích gắn bó với một món đồ chơi mà hoàn toàn làm ngơ với bất kỳ món đồ nào thì đó cũng là một vấn đề mà nhiều khả năng trẻ đã mắc hội chứng tự kỷ.

8. Đi nhón chân, vụng về trong mọi việc

Trẻ tự kỷ đi nhón chân là biểu hiện không hiếm gặp, thêm nữa là sự vụng về trong các hoạt động đơn giản. Trẻ thường làm rơi đồ, đổ nước hay nhổ nước bọt ở bất kỳ đâu.

9. Kích động quá mức với các âm thanh lạ, nhân tạo

Trẻ rất sợ các âm thanh lạ, âm thanh nhân tạo

Trẻ có thể la hét, phá phách khi có âm thanh lạ hay một ánh sáng nhấp nháy. Khi tới môi trường khác trẻ khó hoặc không thể thích nghi. Trẻ chỉ quen sống trong chính ngôi nhà của mình.

10. Trẻ có những yêu cầu kỳ lạ

Trẻ có thể không chịu mặc quần áo mùa đông khi ngoài trời đang lạnh nhưng cũng đôi khi đòi mặc áo ấm giữa ngày hè oi nóng. Những tiếng động rất to có thể không làm trẻ giật mình, trẻ không quan tâm hay thậm chí làm ngơ với chúng. Rất khó để cắt tóc, tắm, thay đồ, không chịu ngồi yên tổ chức sinh nhật ….

11. Những biểu hiện khác

Đi kèm với những biểu hiện thường thấy trẻ có thể mắc các vấn đề về tiêu hóa, khó ngủ, hay giật mình khi ngủ. Thậm chí chúng không phân biệt được ngày đêm, đòi đi chơi khi đêm xuống hoặc đòi đi ngủ lúc ban ngày.

II. Làm Gì Khi Trẻ Mắc Hội Chứng Tự Kỷ?

  •       Ngay khi được chẩn đoán mắc hội chứng tự kỷ, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh, tìm kiếm các nguồn thông tin để hiểu hơn về các biểu hiện, thói quen để hiểu hơn về trẻ, tiếp cận và thuận tiện hơn trong việc chăm sóc, can thiệp cho trẻ.
  •       Đưa trẻ tới các trung tâm can thiệp sớm để trẻ có được môi trường tốt nhất, an toàn nhất trong thời gian tới. Tại các trường chuyên biệt sẽ có đủ giáo viên, thiết bị máy móc hỗ trợ can thiệp, vui chơi, vận động đem tới trẻ một quá trình hỗ trợ cả về nhận thức và sức khỏe.
Đưa trẻ tới các trung tâm can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ

Can thiệp cho trẻ tự kỷ là một quá trình dài và khó khăn, nhưng nó có thể giúp đứa con yêu của bạn được vui tươi và hòa vào cuộc sống tươi đẹp kia. Hãy luôn hướng tới và hi vọng về những điều tốt đẹp nhất cho trẻ nhỏ.


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo