“Vạch Mặt- Gọi Tên” Những Sai Lầm Trầm Trọng Trong Cách Dạy Trẻ Chậm Nói 

Lượt xem: 26 lượt Danh mục: Trẻ chậm nói

Chúng ta thường áp dụng các cách dạy trẻ chậm nói để rèn luyện khả năng ngôn ngữ của con mình sớm hoàn thiện như bao bạn bè khác. Tuy nhiên, do tìm hiểu chưa kỹ càng hoặc thiếu kĩ năng mềm, bố mẹ vô tình mắc phải những sai lầm trầm trọng khi “vận hành” các phương pháp này.

Cùng Gia sư Đăng Minh “vạch mặt – gọi tên” những lỗi thường gặp khi dạy trẻ chậm nói tại nhà, để rút ra những bài học “xương máu” hữu ích trong quá trình giúp con cải thiện ngôn ngữ nhé!

I. Những sai lầm trong dạy trẻ chậm nói

Những điều giản đơn dưới đây hóa ra lại là sai lầm mà bố mẹ đôi khi cũng khó nhận biết được. Có vô vàn hành động và thói quen tưởng chừng ” vô thưởng vô phạt” , lại càng làm tình trạng ngôn ngữ của con trở nên tồi tệ hơn.

cach-day-tre-cham-noi

Bố mẹ vô tình mắc sai lầm mà không biết

1. Bắt chước phát âm của con

Chúng ta thường có thói quen bắt chước lại những phát âm của trẻ như là một sự bắt nhịp đồng điều với ngôn ngữ của con, nhưng bố mẹ đã nhầm. Ở tuổi tập nói, nhu cầu tiếp nhận thông tin xung quanh của con cũng cao hơn, con cũng chưa thể phát âm tròn vành rõ chữ. Việc bố mẹ lặp đi lặp lại, bắt chước những từ con phát âm sai sẽ tạo thói quen không tố cho trẻ

Con ghi nhận những từ đó là đúng, nên sẽ sử dụng thường xuyên hơn, làm quá trình hình thành ngôn ngữ của con bị tác động nhiều.

” Cho mẹ chơm ( thơm) miếng nhé”, “Hôm nay Thọ ( Thỏ) xưn (xinh) thế”,… là những câu từ bố mẹ nên tránh khi áp dụng các cách dạy trẻ chậm nói tại nhà.

2. Lười trò chuyện và chơi cùng con

Không ít bố mẹ mải mê với công việc bận rộn của mình mà quên dành thời gian cho con. Hoặc thậm chí, có những bố mẹ tuy ít bận hơn, nhưng lại dành quỹ thời gian để phục vụ việc giải trí cá nhân của mình.

Bạn biết không, bố mẹ, gia đình chính là môi trường tốt nhất để trẻ được học hỏi vốn từ vựng, giao tiếp và các kỹ năng mềm của con. Bố mẹ cần là người luôn bên cạnh, trò chuyện để kích thích tư duy ngôn ngữ, chau dồi vốn từ để con giao tiếp tốt hơn. Bên cạnh đó, chơi cùng sẽ kích thích tư duy và giúp trẻ tăng khả năng vận động và tiếp nhận được nhiều thông tin từ những tình huống, câu chuyện.

3. Trẻ được tự do xem TV, điện thoại

TV, điện thoại được cho là một trong những nguyên nhân chính gây ra những hội chứng đang lo ngại ở trẻ nhỏ như trầm cảm, tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm nói….

Khi xem Tv, điện thoại, con không có nhu cầu giao tiếp hay quan sát những sự việc đang diễn ra xung quanh. Sự quan tâm, học hỏi của con với thế giới cũng hạn chế rất nhiều. Tiếp xúc nhiều với các phương tiện giải trí này không những làm khả năng nói của con bị kìm hãm, mà còn đối mặt với rất nhiều hội chứng tiêu cực khác

cach-day-tre-cham-noi-2

Xem Tv, điện thoại nhiều không tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ

4. Coi nhẹ lời nói của trẻ – Cần hạn chế khi áp dụng các cách dạy trẻ chậm nói tại nhà

Đa phần người lớn chúng ta hay có quan niệm coi nhẹ lời nói của trẻ con, con gọi nhiều khi bố mẹ không thưa, không đáp lời. Nhưng việc dõi ánh mắt về phía con, hỏi han con mỗi khi con có nhu cầu bập bẹ muốn diễn tả gì đó, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện ngôn ngữ của trẻ.

5. Dạy trẻ nói bằng những từ khó

Trẻ có thể chậm nói một phần do ý chí và tâm lý lo ngại, sợ khó khi được người lớn dạy nói bằng những từ dài và khó phát âm. Bố mẹ hãy dạy con phát âm từng từ đơn và dễ trước tiên,khi con nói được từ đơn thành thạo, mới chuyển qua dậy các từ ghép,từ khó hơn một chút.

Mới bập bẹ học nói, con đã phải tập nói những từ khó, sẽ gây tâm lý lo ngại, và con trốn tránh không muốn nói nữa, từ đó dẫn đến chậm nói hơn bạn bè.

6. Dạy nói bằng từ ngữ “trẻ con”

Về bản chất, thói quen này không khác việc bố mẹ hay lặp lại những từ nói sai của con là mấy. Bố mẹ thường có tâm lý sử dụng chính ngôn ngữ của con nhằm mục đích giao tiếp giúp con dễ hiểu hơn.

Đừng cố diễn đạt cho con hiểu bằng cách dùng những từ ngữ “trẻ con” như: ” Đi tơi ( chơi) nhé”, “Ăn tơm ( cơm) nhé”, “Mẹ mua váy màu trắn ( trắng) cho con nha”,…. Con hoàn toàn có thể hiểu được những gì bố mẹ nói, bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ được phát âm chuẩn chỉ. Chỉ có thế, trẻ chậm nói mới tiếp nhận thông tin một cách chọn lọc và chính xác nhất, và tự hoàn thiện ngôn ngữ của mình

7. Hạn chế cho trẻ ra ngoài chơi và gặp gỡ người khác

Ít gặp gỡ người khác, ít đi đến một môi trường mới, trẻ sẽ trở nên chậm chạp, rụt rè, ngại cùng giao tiếp. Hơn nữa, tiếp xúc với nhiều thứ mới mẻ, giúp ngôn từ của con phóng khoáng hơn, con học hỏi được nhiều hơn.

8. Không cho con cơ hội nói

Bố mẹ thường “cướp mất” cơ hội nói của con bằng việc chủ động làm thay con nhiều việc. Nghe có vẻ không hợp lý, vì việc làm thì liên quan gì đến giọng nói?

Ở giai đoạn tập nói, con đang bập bẹ từng từ, thậm chí chỉ phát âm được “ê..a” để nhờ bố mẹ giúp một việc gì đó. Nhiều bố mẹ thấy con mới chớm bập bẹ, đã sẵn lòng tự đoán và làm giúp con mọi việc, điều này sẽ làm giảm nhu cầu giao tiếp bằng giọng nói của con.

Hãy chuẩn bị sẵn những câu như: ” con cần mẹ giúp gì?”, ” con muốn gì nào”, “con muốn cái này…cái kia phải không?”, ” con muốn cái bút à? con nói “bút” mẹ lấy cho nhé”….. Lấy mất đi cơ hội nói của con không những khiến con chậm nói, mà còn tác động xấu lên tính cách, hình thành thói quen ỷ lại, lười vận động ở trẻ. Do vậy đây được xem là thói quen ảnh hưởng không tốt đến các cách dạy trẻ chậm nói , mẹ cần tránh.

9. Cho trẻ tiếp xúc nhiều với người giúp việc

Cuộc sống bận rộn khiến nhiều gia đình phải thuê người giúp việc phụ việc nhà, đôi khi là chăm sóc con cái giúp. Trẻ chậm nói tiếp xúc quá nhiều với người giúp việc, có thể học tập theo cách phát âm, âm ngữ địa phương, ảnh hưởng lớn đến việc nói của trẻ sau này.

Người giúp việc cũng khó có thể có nhiều thời gian và sự quan tâm để trò chuyện hay sửa những phát âm sai của con, về lâu dài, sẽ gây những hệ lụy khá lớn về ngôn ngữ, bố mẹ nên cân nhắc.

II. Không có nhiều thời gian tự dạy trẻ chậm nói phải làm sao?

Bố mẹ có nhận ra mình đang mắc phải những sai lầm nào phía trên khi dạy con chậm nói không? Dạy con là cả một quá trình dài, bố mẹ không nên rụt rè ngại sai mà không thử, nhưng cũng đừng quên cần sửa gấp nếu phương pháp của mình không đúng.

Hiện tại, nhiều phụ huynh có chung một mối lo ngại rằng: “Không có nhiều thời gian tự dạy trẻ chậm nói phải làm sao?” Gia sư Đăng Minh chính là câu trả lời hoàn chỉnh nhất.

cach-day-tre-cham-noi-1

Trung tâm chuyên biệt có phương pháp dạy trẻ chậm nói khoa học 

Nhưng, cách dạy trẻ chậm nói ở trung tâm gia sư khác với ở nhà như thế nào?

Trên thực thế, bố mẹ có thể tự dạy con tập nói nếu như con chậm nói ở mức độ nhẹ. Nếu con chậm nói quá lâu, ảnh hưởng đến cuộc sống, tính cách và khả năng giao tiếp, thì đó là lúc mà bạn cần tìm đến chúng tôi.

Trung tâm gia sư can thiệp Đăng Minh có:

– Trang thiết bị hiện đại, học liệu phong phú phù hợp nhất cho con

– Môi trường học tập tập trung tuyệt đối, dễ dàng đưa con vào nề nếp hơn việc học ở nhà

– Học phí phù hợp với kinh tế của mọi gia đình

– Chương trình học được thiết kế riêng cho từng trẻ chậm nói, đem lại kết quả tốt hơn

– Sự tiến bộ của các con cũng được trung tâm quan tâm, theo dõi và báo cho bố mẹ

– Cung cấp tiết học kèm 1 – 1 và có cam kết với phụ huynh về tiến độ nói của con ở những khoảng thời gian nhất định

Hi vọng những sai lầm trong cách dạy trẻ chậm nói của bố mẹ sớm được khắc phục, tạo dựng thói quen tốt, hỗ trợ tối đa cho việc học nói của con. Chúc con sớm có những câu nói trôi chảy, đánh giá sự trưởng thành qua giai đoạn.


Gọi ngay cho Đăng Minh để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Facebook GỌI ĐIỆN Chat Zalo